thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Lốp giảm lực cản
Mở đầu cho xu hướng này có lẽ phải kể đến chiếc xe điện i3 của BMW. Các chuyên gia đánh giá xe BMW I3 2014 đều rất ấn tượng với công nghệ lốp của mẫu xe này. Nhà sản xuất có trụ sở tại Munich đã hợp tác với hãng lốp Bridgestone để sản xuất riêng cho chiếc i3 mẫu lốp mang tên Ecopia EP500.
Đặc điểm của loại lốp này là bán kính lớn nhưng độ rộng của bề mặt lốp và độ dày của phần má lốp nhỏ (tỉ số giữa bề dày/chiều rộng (aspect ratio) trong khoảng từ 55% đến 70%) giúp giảm lực cản tác dụng lên bánh xe khi di chuyển, làm tăng quãng đường xe đi được trên một lần sạc.
Để bù lại nhược điểm nhỏ và ít hơi hơn so với bình thường, nhà sản xuất Bridgestone đã sử dụng một bộ tăng áp suất lốp giúp chiếc xe có thể phanh, tăng tốc và vào cua một cách hoàn hảo nhất.
Lốp run-flat
Sự an toàn của chiếc xe là sự quan tâm hàng đầu không chỉ của nhà sản xuất ôtô mà cả các hãng lốp. Họ luôn hướng đến yêu cầu cơ bản này, đó là lý do tại sao các hãng lốp tìm kiếm và phát triển những dòng sản phẩm mới hơn và an toàn hơn, trong đó RUN-FLAT (RFT) là một trong những sản phẩm đạt yêu cầu này.
Lốp xe bị hỏng thường là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn, và hơn 80% dẫn đến nguyên nhân tai nạn liên quan đến lốp xe là do lốp xe bị mất áp suất. Lốp xe RFT đã giải quyết được vấn đề này bởi vì bạn có thể lái xe một cách an toàn và ổn định ngay cả trong những điều kiện xấu nhất với áp suất lốp xe bằng 0.
RFT là loại lốp với kết cấu đặc biệt có thể sử dụng được một cách an toàn ngay cả khi không có không khí do bị thủng hoặc rò rỉ hơi. Nó có thể giữ được hình dạng cũng như chịu được áp lực của xe, giúp cho việc vận hành được diễn ra một cách an toàn.
Các nhà sản xuất lốp cho biết, một chiếc lốp run-flat khi bị hết hơi có thể giúp xe đi thêm được tới 80 km dưới vận tốc 80 km/h nhưng nếu đi với vận tốc thấp hơn, quãng đường có thể kéo dài hơn.
Lốp “siêu nhẹ”
Giống như các nhà sản xuất ôtô, các nhà sản xuất lốp cũng đang đua nhau để giảm khối lượng cho sản phẩm của mình. Hãng Bridgestone đã phát triển một loại sợi thép mới để phục vụ việc sản xuất dòng lốp hạn chế lực cản Ecopia EP422 Plus. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao giảm thiểu kích cỡ của sợi thép – nhân tố chính tạo thành trọng lượng cho lốp mà vẫn không làm giảm sự chắc chắn của lốp xe.
Còn tại Michelin, các kỹ sư lại tập trung vào việc cắt giảm khối lượng của ta-lông. Một phương án đã được đề cập đến đó là giảm đi độ sâu của ta-lông nhưng vẫn giữ lại sự chắc chắn cho các ta-lông bằng việc sản xuất dựa trên nguyên liệu mới bền hơn.
Lốp không hơi
Năm 2013, nhà sản xuất lốp Bridgestone đã trình diễn công nghệ lốp không hơi mới nhất của mình, thay thế hơi tự nhiên bằng cấu trúc hỗ trợ của loại nhựa dẻo.
Từ thời điểm những chiếc lốp không săm đầu tiên ra đời, toàn bộ ngành công nghiệp ôtô, xe máy đã hi vọng sẽ được sở hữu một chiếc lốp an toàn theo thời gian. Tuy vậy, lốp Tubeless (lốp không săm) chỉ có thể giải quyết vấn đề thủng lốp. Qua quá trình sử dụng, lượng hơi trong lốp không săm vẫn bị rò ra ngoài khiến cho người tiêu dùng gặp những trục trặc nhất định.
Không giống với loại lốp thông thường hiện nay, lốp không hơi của Bridgestone không cần bơm hơi, vậy nên người sử dụng không cần lo ngại về sự cố áp suất lốp ngay cả khi bị dính đinh vì bên trong không sử dụng áp suất không khí để làm căng lốp.. Mặc dù bề mặt ngoài của loại lốp mới này vẫn có cấu tạo từ cao su tự nhiên, nhưng điều bí ẩn thực sự nằm ở bên trong.
Ý tưởng này cải tiến hơn công nghệ lốp Tweel của Michelin khi sử dụng chất nhựa dẻo nóng để hình thành thân lốp, những chiếc nan đan chéo cả bên trong và bên ngoài với góc lệch 45 độ. Khi hai hàng nan đan ngược hướng, tạo nên độ ổn định, vững chắc và linh hoạt giúp lốp có thể chịu được sức nặng lớn của toàn bộ xe. Công nghệ lốp không hơi này của Bridgestone cũng được cho là tạo ít tiếng ồn hơn, đem lại cảm giác lái dễ chịu hơn.
Hải Yến (TTTĐ)
Mở đầu cho xu hướng này có lẽ phải kể đến chiếc xe điện i3 của BMW. Các chuyên gia đánh giá xe BMW I3 2014 đều rất ấn tượng với công nghệ lốp của mẫu xe này. Nhà sản xuất có trụ sở tại Munich đã hợp tác với hãng lốp Bridgestone để sản xuất riêng cho chiếc i3 mẫu lốp mang tên Ecopia EP500.
Đặc điểm của loại lốp này là bán kính lớn nhưng độ rộng của bề mặt lốp và độ dày của phần má lốp nhỏ (tỉ số giữa bề dày/chiều rộng (aspect ratio) trong khoảng từ 55% đến 70%) giúp giảm lực cản tác dụng lên bánh xe khi di chuyển, làm tăng quãng đường xe đi được trên một lần sạc.
Để bù lại nhược điểm nhỏ và ít hơi hơn so với bình thường, nhà sản xuất Bridgestone đã sử dụng một bộ tăng áp suất lốp giúp chiếc xe có thể phanh, tăng tốc và vào cua một cách hoàn hảo nhất.
Lốp run-flat
Sự an toàn của chiếc xe là sự quan tâm hàng đầu không chỉ của nhà sản xuất ôtô mà cả các hãng lốp. Họ luôn hướng đến yêu cầu cơ bản này, đó là lý do tại sao các hãng lốp tìm kiếm và phát triển những dòng sản phẩm mới hơn và an toàn hơn, trong đó RUN-FLAT (RFT) là một trong những sản phẩm đạt yêu cầu này.
Lốp xe bị hỏng thường là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn, và hơn 80% dẫn đến nguyên nhân tai nạn liên quan đến lốp xe là do lốp xe bị mất áp suất. Lốp xe RFT đã giải quyết được vấn đề này bởi vì bạn có thể lái xe một cách an toàn và ổn định ngay cả trong những điều kiện xấu nhất với áp suất lốp xe bằng 0.
RFT là loại lốp với kết cấu đặc biệt có thể sử dụng được một cách an toàn ngay cả khi không có không khí do bị thủng hoặc rò rỉ hơi. Nó có thể giữ được hình dạng cũng như chịu được áp lực của xe, giúp cho việc vận hành được diễn ra một cách an toàn.
Các nhà sản xuất lốp cho biết, một chiếc lốp run-flat khi bị hết hơi có thể giúp xe đi thêm được tới 80 km dưới vận tốc 80 km/h nhưng nếu đi với vận tốc thấp hơn, quãng đường có thể kéo dài hơn.
Lốp “siêu nhẹ”
Giống như các nhà sản xuất ôtô, các nhà sản xuất lốp cũng đang đua nhau để giảm khối lượng cho sản phẩm của mình. Hãng Bridgestone đã phát triển một loại sợi thép mới để phục vụ việc sản xuất dòng lốp hạn chế lực cản Ecopia EP422 Plus. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao giảm thiểu kích cỡ của sợi thép – nhân tố chính tạo thành trọng lượng cho lốp mà vẫn không làm giảm sự chắc chắn của lốp xe.
Còn tại Michelin, các kỹ sư lại tập trung vào việc cắt giảm khối lượng của ta-lông. Một phương án đã được đề cập đến đó là giảm đi độ sâu của ta-lông nhưng vẫn giữ lại sự chắc chắn cho các ta-lông bằng việc sản xuất dựa trên nguyên liệu mới bền hơn.
Lốp không hơi
Năm 2013, nhà sản xuất lốp Bridgestone đã trình diễn công nghệ lốp không hơi mới nhất của mình, thay thế hơi tự nhiên bằng cấu trúc hỗ trợ của loại nhựa dẻo.
Từ thời điểm những chiếc lốp không săm đầu tiên ra đời, toàn bộ ngành công nghiệp ôtô, xe máy đã hi vọng sẽ được sở hữu một chiếc lốp an toàn theo thời gian. Tuy vậy, lốp Tubeless (lốp không săm) chỉ có thể giải quyết vấn đề thủng lốp. Qua quá trình sử dụng, lượng hơi trong lốp không săm vẫn bị rò ra ngoài khiến cho người tiêu dùng gặp những trục trặc nhất định.
Không giống với loại lốp thông thường hiện nay, lốp không hơi của Bridgestone không cần bơm hơi, vậy nên người sử dụng không cần lo ngại về sự cố áp suất lốp ngay cả khi bị dính đinh vì bên trong không sử dụng áp suất không khí để làm căng lốp.. Mặc dù bề mặt ngoài của loại lốp mới này vẫn có cấu tạo từ cao su tự nhiên, nhưng điều bí ẩn thực sự nằm ở bên trong.
Ý tưởng này cải tiến hơn công nghệ lốp Tweel của Michelin khi sử dụng chất nhựa dẻo nóng để hình thành thân lốp, những chiếc nan đan chéo cả bên trong và bên ngoài với góc lệch 45 độ. Khi hai hàng nan đan ngược hướng, tạo nên độ ổn định, vững chắc và linh hoạt giúp lốp có thể chịu được sức nặng lớn của toàn bộ xe. Công nghệ lốp không hơi này của Bridgestone cũng được cho là tạo ít tiếng ồn hơn, đem lại cảm giác lái dễ chịu hơn.
Hải Yến (TTTĐ)