baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Lốp xe sẽ cũ và mòn dần. Lốp hỏng có thể là thảm họa lúc lái xe, khiến bạn mất kiểm soát hoặc phải dừng ở chốn không biết đấy là đâu mà không có cách nào để về nhà, nên lưu ý các dấu hiệu cho thấy lốp xe cần phải thay thế là điều rất quan trọng. Tất nhiên, nếu bảo dưỡng định kỳ, có thể thợ sửa xe sẽ nói cho bạn biết khi nào cần phải thay lốp. Tuy nhiên có những thứ bạn có thể tự thăm khám chiếc xe của mình mà không mất quá nhiều thời gian, dựa vào năm dấu hiệu cảnh báo sau đây:
Độ sâu ta lông
Ta lông lốp xe không bao giờ được phép dưới 1.6 mm. Nếu bạn thường xuyên lái xe đường trơn, ướt, xe bạn còn có nguy cơ bị mòn gấp 2 lần mức đó. Bạn có thể mua thước đo độ sâu ta-lông theo như các thợ chuyên nghiệp thường làm để biết còn ở mức cho phép hay không.
Thanh chỉ độ mòn ta-lông
Lốp mới có những tiện lợi mà lốp cũ không có được: đó chính là Các thanh chỉ độ mòn ta lông gắn trên chính lốp xe. Những thanh này có thể không nhìn thấy hoặc hiếm khi nhìn thấy khi còn mới, thường bắt đầu xuất hiện khi ta-lông mòn dần. Chúng xuất hiện dưới dạng các thanh cao su phẳng chạy vuông góc với hướng ta lông. Nếu nhiều hơn một hoặc hai trong số chúng ở trên lốp có nghĩa là ta lông thấp. Nếu xuất hiện những thanh cao su này trên bất cứ chỗ nào lốp xe, bạn cần sử dụng thước đo hoặc tìm gặp thợ sửa xe để thay ngay.
Các vết rạn ở phía hai bên sườn lốp
Không phải tất cả các vấn đề về lốp đều nằm ở ta lông. Chúng cũng có thể là do phía bên sườn lốp. May mắn thay, rất dễ để kiểm tra trực quan các vấn đề từ hai bên. Hãy tìm các vết rạn hoặc vết cắt ở hai bên, các đường rãnh này dễ nhận biết bằng mắt thường. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo lốp của bạn đang dần bị xì hơi hoặc tệ hơn là có thể bị bục. Đây là điều cần hết sức tránh. Nếu các vết nứt này xuất hiện ngày càng nghiêm trọng, cần đưa xe đến tiệm để xem xét và hãy nghĩ đến việc thay lốp mới, còn hơn là quá muộn.
Các vết phồng trên lốp
Đôi khi, bề mặt ngoài của lốp trở nên yếu đi làm xuất hiện các vết phồng lan rộng trên bề mặt lốp. Điều này cũng tương tự như hiện tượng phình mạch máu. Bạn biết đó, khi bác sỹ kết luận bạn bị phình mạch, tốt hơn là bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt trước khi bị vỡ động mạch. Lốp xe của bạn cũng như vậy. Bề mặt yếu của lốp có thể nổ bất ngờ và nếu không đưa chiếc xe của bạn vào “bệnh viện” sửa chữa, số phận của bạn có thể nằm ở bệnh viện khi lốp xe bị nổ trên đường cao tốc. Do đó cần hết sức để mắt đến các vết phồng này.
Rung lắc quá nhiều
Rung lắc ở một khoảng nhất định là điều không thể tránh khỏi khi lái xe, đặc biệt là trên đường kém. Nhưng nếu đã lái quen, bạn có thể cảm nhận độ rung thế nào là phù hợp và thế nào là không. Có thể có rất nhiều nguyên nhân khiến xe rung lắc, trong số đó cũng có thể bắt nguồn từ việc lốp bị lệch hoặc không cân bằng, hoặc giảm xóc của bạn đang di chuyển. Nhưng điều đó cũng chỉ ra rằng bản thân lốp xe có vấn đề. Ngay cả khi nếu lốp không phải là căn nguyên chính của vấn đề, thì rung lắc cũng làm hại lốp và bạn sẽ sớm gặp vấn đề. Bởi vậy, nếu xe của bạn đã từng gặp phải trường hợp đảo bánh, đặc biệt cần chú ý điều này xuất hiện khi đang lái trên đường không hề xấu, thì hãy mang ngay đến cửa hàng để kiểm tra. Rung lắc quá nhiều luôn luôn là dấu hiệu của sự cố.
Hồng Hà (TTTĐ)
Độ sâu ta lông
Ta lông lốp xe không bao giờ được phép dưới 1.6 mm. Nếu bạn thường xuyên lái xe đường trơn, ướt, xe bạn còn có nguy cơ bị mòn gấp 2 lần mức đó. Bạn có thể mua thước đo độ sâu ta-lông theo như các thợ chuyên nghiệp thường làm để biết còn ở mức cho phép hay không.
Thanh chỉ độ mòn ta-lông
Lốp mới có những tiện lợi mà lốp cũ không có được: đó chính là Các thanh chỉ độ mòn ta lông gắn trên chính lốp xe. Những thanh này có thể không nhìn thấy hoặc hiếm khi nhìn thấy khi còn mới, thường bắt đầu xuất hiện khi ta-lông mòn dần. Chúng xuất hiện dưới dạng các thanh cao su phẳng chạy vuông góc với hướng ta lông. Nếu nhiều hơn một hoặc hai trong số chúng ở trên lốp có nghĩa là ta lông thấp. Nếu xuất hiện những thanh cao su này trên bất cứ chỗ nào lốp xe, bạn cần sử dụng thước đo hoặc tìm gặp thợ sửa xe để thay ngay.
Các vết rạn ở phía hai bên sườn lốp
Không phải tất cả các vấn đề về lốp đều nằm ở ta lông. Chúng cũng có thể là do phía bên sườn lốp. May mắn thay, rất dễ để kiểm tra trực quan các vấn đề từ hai bên. Hãy tìm các vết rạn hoặc vết cắt ở hai bên, các đường rãnh này dễ nhận biết bằng mắt thường. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo lốp của bạn đang dần bị xì hơi hoặc tệ hơn là có thể bị bục. Đây là điều cần hết sức tránh. Nếu các vết nứt này xuất hiện ngày càng nghiêm trọng, cần đưa xe đến tiệm để xem xét và hãy nghĩ đến việc thay lốp mới, còn hơn là quá muộn.
Các vết phồng trên lốp
Đôi khi, bề mặt ngoài của lốp trở nên yếu đi làm xuất hiện các vết phồng lan rộng trên bề mặt lốp. Điều này cũng tương tự như hiện tượng phình mạch máu. Bạn biết đó, khi bác sỹ kết luận bạn bị phình mạch, tốt hơn là bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt trước khi bị vỡ động mạch. Lốp xe của bạn cũng như vậy. Bề mặt yếu của lốp có thể nổ bất ngờ và nếu không đưa chiếc xe của bạn vào “bệnh viện” sửa chữa, số phận của bạn có thể nằm ở bệnh viện khi lốp xe bị nổ trên đường cao tốc. Do đó cần hết sức để mắt đến các vết phồng này.
Rung lắc quá nhiều
Rung lắc ở một khoảng nhất định là điều không thể tránh khỏi khi lái xe, đặc biệt là trên đường kém. Nhưng nếu đã lái quen, bạn có thể cảm nhận độ rung thế nào là phù hợp và thế nào là không. Có thể có rất nhiều nguyên nhân khiến xe rung lắc, trong số đó cũng có thể bắt nguồn từ việc lốp bị lệch hoặc không cân bằng, hoặc giảm xóc của bạn đang di chuyển. Nhưng điều đó cũng chỉ ra rằng bản thân lốp xe có vấn đề. Ngay cả khi nếu lốp không phải là căn nguyên chính của vấn đề, thì rung lắc cũng làm hại lốp và bạn sẽ sớm gặp vấn đề. Bởi vậy, nếu xe của bạn đã từng gặp phải trường hợp đảo bánh, đặc biệt cần chú ý điều này xuất hiện khi đang lái trên đường không hề xấu, thì hãy mang ngay đến cửa hàng để kiểm tra. Rung lắc quá nhiều luôn luôn là dấu hiệu của sự cố.
Hồng Hà (TTTĐ)