baoduy-autodaily
Thành viên tích cực
Mang xe “Mẹc” đi off-road
Thức dậy sau một đêm ngon giấc ở bán đảo Đầm Môn, chúng tôi quyết định đi sớm vì hôm nay sẽ là cả một hành trình dài từ Đầm Môn, về lại Nha Trang rồi lên thành phố hoa Đà Lạt.
Nói là sớm nhưng khi cả đoàn vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong thì mặt trời cũng đã lên cao, ánh nắng chói chang nhanh chóng làm cho những cồn cát nóng bỏng, nhìn mà hoa cả mắt. Bù lại, lái xe trê những con đường ngoằn ngoèo hoang sơ dẫn ra bãi cát trắng dọc bờ biển làm thỏa mãn những người say cái đẹp như chúng tôi.
Dù vội, nhưng chúng tôi vẫn kịp ghi lại hình ảnh một Đầm Môn yên bình trong buổi bình minh với những làng chài nhỏ nằm trong vịnh[/i]
Dù vội, nhưng chúng tôi vẫn kịp ghi lại hình ảnh một Đầm Môn yên bình trong buổi bình minh với những làng chài nhỏ nằm trong vịnh, kín đáo, quanh năm xanh rợp bóng dừa, với những con thuyền cá rẽ sóng ra khơi ngày mới. Lại thêm một lần nữa chia tay điểm ghé tới trong tiếc nuối, chúng tôi lái xe ra quốc lộ 1A, trở lại Nha Trang.
Đường 1A đang sửa chữa như thử thách Mercedes-Benz A250 và CLA200. Xe có gầm thấp, lốp run-flat mỏng nên người điều khiển phải hết sức thận trọng. Rất may, cả hai chiếc xe đều phản ứng một cách linh hoạt sau mỗi lần đánh vô-lăng.
60km đường xấu làm mọi người mệt mỏi. Về đến Nha Trang, vì quá tin vào hệ thống chỉ đường trên điện thoại, nên đoàn đã đi nhầm đường. Hỏi người dân địa phương thì mỗi người chỉ một hướng bởi từ Nha Trang lên Đà Lạt có rất nhiều cách đi, cả đường mới và đường cũ.
Đường 1A đang sửa chữa như thử thách Mercedes-Benz A250 và CLA200[/i]
Mercedes-Benz A250 và CLA200 lại thêm lần nữa được một phen đối mặt với gần 20km đường xấu. Đường nhiều xe tải, lắm ổ gà. Chúng tôi ngồi trên xe cũng chỉ biết đùa vui, chẳng ai lại mang một chiếc sedan và một chiếc xe thể thao của “Mẹc” đi off-road như vậy cả.
Xe không có khả năng vượt địa hình, tất cả phụ thuộc vào tay lái để né tránh, đặt bánh xe vào những vị trí thích hợp nhất trên đường. Và cũng có đi vào những đoạn đường xấu như thế này mới thấy sự linh hoạt của vô-lăng hai chiếc xe. Chúng được trang bị hệ thống lái trợ lực điện-cơ Direct Steer, có khả năng hỗ trợ trả lái khi xe bị trượt bánh hoặc hiệu chỉnh bánh lái khi xe đi trên bề mặt có độ bám khác nhau.
Phải mất cả tiếng đồng hồ chúng tôi mới tìm được chỗ rẽ vào con đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt. Đó là con đường tuyệt đẹp để Mercedes-Benz A250 và CLA200 thể hiện đúng khả năng của mình,[/i]
Phải mất cả tiếng đồng hồ chúng tôi mới tìm được chỗ rẽ vào con đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt. Đó là con đường tuyệt đẹp để Mercedes-Benz A250 và CLA200 thể hiện đúng khả năng của mình, và đó cũng là con đường tuyệt đẹp để chúng tôi ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất trên đường lên với xứ ngàn hoa.
Đường lên xứ mộng mơ
Trước kia, đi từ Nha Trang lên Đà Lạt hay ngược lại thì chỉ có một con đường duy nhất là đi ngược 100 km xuống thị xã Phan Rang – Tháp Chàm rẽ vào quốc lộ 27 vượt đèo Sông Pha (hay đèo Ngoạn Mục) đến huyện Đơn Dương. Nếu đi xe nhỏ như chúng tôi thì có thể đi qua đèo Dran về hướng Trại Mát với khung cảnh đẹp hơn rất nhiều. Đoạn đường này dài khoảng 228 km.
Tuy nhiên, hiện nay, đa phần cánh lái xe hay dân phượt chọn tuyến đường mới từ Nha Trang lên Đà Lạt theo hướng Diên Khánh – Khánh Lê – Khánh Vĩnh sang Đạ Sar huyện Lạc Dương. Đường có chiều dài khoảng 121km (tính từ quốc lộ 1A vào), rút ngắn được so với đường cũ khoảng 80 km, băng qua Vườn quốc gia Bi Doup nên khung cảnh phải nói là cực kỳ hoang sơ và tuyệt đẹp.
Xe chúng tôi lăn bánh qua cầu Sông Cầu là vào địa phận huyện Khánh Vĩnh, trời nắng chang chang, mây núi trập trùng phía trước và đâu đó trong dãy núi trước mặt là vườn quốc gia Bi Doup, là cao nguyên Lâm Viên nơi có thành phố Đà Lạt thơ mộng.
Đường mới lên Đà Lạt rất đẹp không chỉ bởi cảnh mà còn cả chất lượng mặt đường trải nhựa phẳng lì. Dãy sơn phân cách dưới đường trắng tinh. Đường đèo quanh co uốn lượn, hai bên đường cỏ lau mọc rất dày buông mình đong đưa theo gió rất đẹp và hoang sơ. Những khúc cua nguy hiểm thì có hàng rào chắn bằng thép nhìn rất mới.
Dọc đường thấy vài người dân tộc chân trần lầm lũi đi dọc đường, nhìn xung quanh chỉ thấy toàn là rừng già và núi, tuyệt đối không có một nóc nhà hay nương rẫy nào. Đường đẹp nhưng khá nguy hiểm nên thường xuyên gặp những biển báo giới hạn tốc độ 40km/h. Lên đèo chầm chậm, tắt điều hòa, mở toang cả 4 cửa, cố hít thật nhiều không khí trong lành của núi rừng cứ như là sợ sẽ không hít thì nó sẽ bay mất. Chỉ có đi chậm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và không khí của núi rừng nơi đây với tiếng chim kêu vang vọng khắp nơi, những con suối nhỏ róc rách chảy ra từ lòng núi cho tới những ngọn thác hùng vĩ từ trên đỉnh núi chảy dài như một tấm lụa trắng vắt lên trên sườn núi xanh rì toàn cây cổ thụ.
Cần gạt mưa sẽ tự động thay đổi tốc độ quét sao cho phù hợp với lượng mưa ngoài trời, người điều khiển không cần phải chỉnh tay liên tục, rất tiện lợi[/i]
Đến độ cao 1.500 m, trời bắt đầu có sương mù, đi một đoạn nữa thì đổ mưa. Cơn mưa ở đoạn chúng tôi đi qua có lúc rất lớn trắng xoá cả đường đi nhưng đôi khi chỉ lâm râm vài hạt mưa. Thế mới cảm nhận được giá trị của chiếc cần gạt mưa cảm ứng được Mercedes trang bị cho A250 AMG và CLA200 quan trọng đến chừng nào. Cần gạt mưa sẽ tự động thay đổi tốc độ quét sao cho phù hợp với lượng mưa ngoài trời, người điều khiển không cần phải chỉnh tay liên tục, rất tiện lợi.
Nếu bạn có dừng xe giữa đèo để ngắm cảnh, hệ thống phanh Adaptive sẽ hỗ trợ cho xe khởi hành hành ngang dốc hay chuyển từ chân phanh qua chân ga mà không để cho xe bị tuột về phía sau do dừng trên đường dốc. Qua đến những đoạn đổ đèo xuống dốc, nếu bạn sử dụng phanh quá nhiều sẽ gây quá nhiệt và phanh mất tác dụng.
Tuy nhiên, chế độ lái S của cả hai người bạn đồng hành của chúng tôi đã thực sự chứng tỏ năng lực của mình bằng việc tự động tính toán và giảm về các cấp số thấp hơn để “ghìm” xe lại, hạn chế dùng phanh và “để dành” phanh cho các tình huống khẩn cấp. Việc này tương tự như xe số sàn, người lái xe thường chạy theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đấy” nhằm sử dụng hộp số để giảm tốc độ của xe khi liên tục xuống dốc. CLA200 và A250 AMG quả thực đã gánh bớt rất nhiều các thao tác cho người điều khiển, để có thể tập trung hơn vào việc quan sát xe cộ phía trước.
Đỉnh đèo cũng là ranh giới giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Khánh Hòa. Qua địa phận huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, thấy rất nhiều bảng yêu cầu bảo vệ rừng vì khu vực này là thuộc Vườn quốc gia Bi Doup. Huyện Lạc Dương nổi tiếng rất nhiều thông nhưng vẫn còn rừng già dày đặc.
Chúng tôi tiếp tục vòng vèo theo những cung đường uốn lượn trong lòng Vườn quốc gia Bi Doup thật đẹp trong cái không khí trong lành mát mẻ và cơn mưa lất phất thật là lãng mạn. Qua cầu bắc qua sông Đa Nhim là thấy thủy điện Đa Nhim 2, rất nhỏ so với thủy điện Đa Nhim trên đèo Ngoạn Mục, và đã nghe được cái mùi rất được chờ đợi đó là mùi thơm ngai ngái của những cánh rừng thông bạt ngàn. Để tận hưởng, chúng tôi dừng chân lại bên đường dành thời gian hít thở bầu không khí mà ở thành phố chẳng mấy khi có được.
Tới đoạn đường này thì cũng bắt đầu thấy có dân cư sinh sống mà điển hình là những nông trại trồng rau trong nhà kín, đủ các loại hoa màu, rau củ quả, phải len lén nhìn vào mới biết bên trong đó họ trồng chính xác là loại gì. Đoạn đường từ đây trở đi cũng quanh co uốn lượn giữa những cánh rừng thông xanh mướt, bên phải thông, bên trái thông, trước mặt cũng thông, hai bên đường thì hoa dại tự do khoe sắc với nhiều màu rực rỡ thật là quá đẹp, đẹp ngây ngất, chỉ muốn dừng chân lại mà không muốn đi.
Chạy được khoảng 30 phút, ngó sang hai bên, chúng tôi thấy rừng thông bắt đầu ít dần và thay thế vào đó là những vườn rau, những ngôi nhà bằng gỗ hay bê tông với hàng rào là những loài hoa “quý phái” như hoa ly, hoa hồng… và cả những khu mộ hoành tráng. Tấm biển ven đường báo hiệu chúng tôi đã vào tới địa phận thành phố Đà Lạt.
Đà Lạt thành phố “mộng mơ”, thành phố “tình yêu”,... có biết bao mỹ từ dành cho thành phố có một không hai này ở Việt Nam. Tôi cũng đã có vài lần được đặt chân đến thành phố này và mỗi lần như thế trong tôi đều dâng lên một cảm xúc khó quên về một thành phố cao nguyên êm đềm mỗi khi chiều xuống và mỗi sáng nắng lên…
Ngày mai, chúng tôi sẽ ở lại đây để tiếp tục khám phá xứ ngàn hoa.
XEM THÊM ẢNH AUTODAILY TOUR 2014
Autodaily Team (TTTĐ)
Thức dậy sau một đêm ngon giấc ở bán đảo Đầm Môn, chúng tôi quyết định đi sớm vì hôm nay sẽ là cả một hành trình dài từ Đầm Môn, về lại Nha Trang rồi lên thành phố hoa Đà Lạt.
Nói là sớm nhưng khi cả đoàn vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong thì mặt trời cũng đã lên cao, ánh nắng chói chang nhanh chóng làm cho những cồn cát nóng bỏng, nhìn mà hoa cả mắt. Bù lại, lái xe trê những con đường ngoằn ngoèo hoang sơ dẫn ra bãi cát trắng dọc bờ biển làm thỏa mãn những người say cái đẹp như chúng tôi.
Dù vội, nhưng chúng tôi vẫn kịp ghi lại hình ảnh một Đầm Môn yên bình trong buổi bình minh với những làng chài nhỏ nằm trong vịnh, kín đáo, quanh năm xanh rợp bóng dừa, với những con thuyền cá rẽ sóng ra khơi ngày mới. Lại thêm một lần nữa chia tay điểm ghé tới trong tiếc nuối, chúng tôi lái xe ra quốc lộ 1A, trở lại Nha Trang.
Đường 1A đang sửa chữa như thử thách Mercedes-Benz A250 và CLA200. Xe có gầm thấp, lốp run-flat mỏng nên người điều khiển phải hết sức thận trọng. Rất may, cả hai chiếc xe đều phản ứng một cách linh hoạt sau mỗi lần đánh vô-lăng.
60km đường xấu làm mọi người mệt mỏi. Về đến Nha Trang, vì quá tin vào hệ thống chỉ đường trên điện thoại, nên đoàn đã đi nhầm đường. Hỏi người dân địa phương thì mỗi người chỉ một hướng bởi từ Nha Trang lên Đà Lạt có rất nhiều cách đi, cả đường mới và đường cũ.
Mercedes-Benz A250 và CLA200 lại thêm lần nữa được một phen đối mặt với gần 20km đường xấu. Đường nhiều xe tải, lắm ổ gà. Chúng tôi ngồi trên xe cũng chỉ biết đùa vui, chẳng ai lại mang một chiếc sedan và một chiếc xe thể thao của “Mẹc” đi off-road như vậy cả.
Xe không có khả năng vượt địa hình, tất cả phụ thuộc vào tay lái để né tránh, đặt bánh xe vào những vị trí thích hợp nhất trên đường. Và cũng có đi vào những đoạn đường xấu như thế này mới thấy sự linh hoạt của vô-lăng hai chiếc xe. Chúng được trang bị hệ thống lái trợ lực điện-cơ Direct Steer, có khả năng hỗ trợ trả lái khi xe bị trượt bánh hoặc hiệu chỉnh bánh lái khi xe đi trên bề mặt có độ bám khác nhau.
Phải mất cả tiếng đồng hồ chúng tôi mới tìm được chỗ rẽ vào con đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt. Đó là con đường tuyệt đẹp để Mercedes-Benz A250 và CLA200 thể hiện đúng khả năng của mình, và đó cũng là con đường tuyệt đẹp để chúng tôi ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất trên đường lên với xứ ngàn hoa.
Đường lên xứ mộng mơ
Trước kia, đi từ Nha Trang lên Đà Lạt hay ngược lại thì chỉ có một con đường duy nhất là đi ngược 100 km xuống thị xã Phan Rang – Tháp Chàm rẽ vào quốc lộ 27 vượt đèo Sông Pha (hay đèo Ngoạn Mục) đến huyện Đơn Dương. Nếu đi xe nhỏ như chúng tôi thì có thể đi qua đèo Dran về hướng Trại Mát với khung cảnh đẹp hơn rất nhiều. Đoạn đường này dài khoảng 228 km.
Tuy nhiên, hiện nay, đa phần cánh lái xe hay dân phượt chọn tuyến đường mới từ Nha Trang lên Đà Lạt theo hướng Diên Khánh – Khánh Lê – Khánh Vĩnh sang Đạ Sar huyện Lạc Dương. Đường có chiều dài khoảng 121km (tính từ quốc lộ 1A vào), rút ngắn được so với đường cũ khoảng 80 km, băng qua Vườn quốc gia Bi Doup nên khung cảnh phải nói là cực kỳ hoang sơ và tuyệt đẹp.
Xe chúng tôi lăn bánh qua cầu Sông Cầu là vào địa phận huyện Khánh Vĩnh, trời nắng chang chang, mây núi trập trùng phía trước và đâu đó trong dãy núi trước mặt là vườn quốc gia Bi Doup, là cao nguyên Lâm Viên nơi có thành phố Đà Lạt thơ mộng.
Đường mới lên Đà Lạt rất đẹp không chỉ bởi cảnh mà còn cả chất lượng mặt đường trải nhựa phẳng lì. Dãy sơn phân cách dưới đường trắng tinh. Đường đèo quanh co uốn lượn, hai bên đường cỏ lau mọc rất dày buông mình đong đưa theo gió rất đẹp và hoang sơ. Những khúc cua nguy hiểm thì có hàng rào chắn bằng thép nhìn rất mới.
Dọc đường thấy vài người dân tộc chân trần lầm lũi đi dọc đường, nhìn xung quanh chỉ thấy toàn là rừng già và núi, tuyệt đối không có một nóc nhà hay nương rẫy nào. Đường đẹp nhưng khá nguy hiểm nên thường xuyên gặp những biển báo giới hạn tốc độ 40km/h. Lên đèo chầm chậm, tắt điều hòa, mở toang cả 4 cửa, cố hít thật nhiều không khí trong lành của núi rừng cứ như là sợ sẽ không hít thì nó sẽ bay mất. Chỉ có đi chậm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và không khí của núi rừng nơi đây với tiếng chim kêu vang vọng khắp nơi, những con suối nhỏ róc rách chảy ra từ lòng núi cho tới những ngọn thác hùng vĩ từ trên đỉnh núi chảy dài như một tấm lụa trắng vắt lên trên sườn núi xanh rì toàn cây cổ thụ.
Đến độ cao 1.500 m, trời bắt đầu có sương mù, đi một đoạn nữa thì đổ mưa. Cơn mưa ở đoạn chúng tôi đi qua có lúc rất lớn trắng xoá cả đường đi nhưng đôi khi chỉ lâm râm vài hạt mưa. Thế mới cảm nhận được giá trị của chiếc cần gạt mưa cảm ứng được Mercedes trang bị cho A250 AMG và CLA200 quan trọng đến chừng nào. Cần gạt mưa sẽ tự động thay đổi tốc độ quét sao cho phù hợp với lượng mưa ngoài trời, người điều khiển không cần phải chỉnh tay liên tục, rất tiện lợi.
Nếu bạn có dừng xe giữa đèo để ngắm cảnh, hệ thống phanh Adaptive sẽ hỗ trợ cho xe khởi hành hành ngang dốc hay chuyển từ chân phanh qua chân ga mà không để cho xe bị tuột về phía sau do dừng trên đường dốc. Qua đến những đoạn đổ đèo xuống dốc, nếu bạn sử dụng phanh quá nhiều sẽ gây quá nhiệt và phanh mất tác dụng.
Tuy nhiên, chế độ lái S của cả hai người bạn đồng hành của chúng tôi đã thực sự chứng tỏ năng lực của mình bằng việc tự động tính toán và giảm về các cấp số thấp hơn để “ghìm” xe lại, hạn chế dùng phanh và “để dành” phanh cho các tình huống khẩn cấp. Việc này tương tự như xe số sàn, người lái xe thường chạy theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đấy” nhằm sử dụng hộp số để giảm tốc độ của xe khi liên tục xuống dốc. CLA200 và A250 AMG quả thực đã gánh bớt rất nhiều các thao tác cho người điều khiển, để có thể tập trung hơn vào việc quan sát xe cộ phía trước.
Đỉnh đèo cũng là ranh giới giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Khánh Hòa. Qua địa phận huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, thấy rất nhiều bảng yêu cầu bảo vệ rừng vì khu vực này là thuộc Vườn quốc gia Bi Doup. Huyện Lạc Dương nổi tiếng rất nhiều thông nhưng vẫn còn rừng già dày đặc.
Chúng tôi tiếp tục vòng vèo theo những cung đường uốn lượn trong lòng Vườn quốc gia Bi Doup thật đẹp trong cái không khí trong lành mát mẻ và cơn mưa lất phất thật là lãng mạn. Qua cầu bắc qua sông Đa Nhim là thấy thủy điện Đa Nhim 2, rất nhỏ so với thủy điện Đa Nhim trên đèo Ngoạn Mục, và đã nghe được cái mùi rất được chờ đợi đó là mùi thơm ngai ngái của những cánh rừng thông bạt ngàn. Để tận hưởng, chúng tôi dừng chân lại bên đường dành thời gian hít thở bầu không khí mà ở thành phố chẳng mấy khi có được.
Tới đoạn đường này thì cũng bắt đầu thấy có dân cư sinh sống mà điển hình là những nông trại trồng rau trong nhà kín, đủ các loại hoa màu, rau củ quả, phải len lén nhìn vào mới biết bên trong đó họ trồng chính xác là loại gì. Đoạn đường từ đây trở đi cũng quanh co uốn lượn giữa những cánh rừng thông xanh mướt, bên phải thông, bên trái thông, trước mặt cũng thông, hai bên đường thì hoa dại tự do khoe sắc với nhiều màu rực rỡ thật là quá đẹp, đẹp ngây ngất, chỉ muốn dừng chân lại mà không muốn đi.
Chạy được khoảng 30 phút, ngó sang hai bên, chúng tôi thấy rừng thông bắt đầu ít dần và thay thế vào đó là những vườn rau, những ngôi nhà bằng gỗ hay bê tông với hàng rào là những loài hoa “quý phái” như hoa ly, hoa hồng… và cả những khu mộ hoành tráng. Tấm biển ven đường báo hiệu chúng tôi đã vào tới địa phận thành phố Đà Lạt.
Đà Lạt thành phố “mộng mơ”, thành phố “tình yêu”,... có biết bao mỹ từ dành cho thành phố có một không hai này ở Việt Nam. Tôi cũng đã có vài lần được đặt chân đến thành phố này và mỗi lần như thế trong tôi đều dâng lên một cảm xúc khó quên về một thành phố cao nguyên êm đềm mỗi khi chiều xuống và mỗi sáng nắng lên…
Ngày mai, chúng tôi sẽ ở lại đây để tiếp tục khám phá xứ ngàn hoa.
XEM THÊM ẢNH AUTODAILY TOUR 2014
Autodaily Team (TTTĐ)