lehung-autodaily
Administrator
Nhật Bản được biết đến như một đất nước hàng đầu về công nghệ, không chỉ trong ngành công nghiệp ôtô. Mặc dù tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, các nhà sản xuất ôtô của Nhật Bản vẫn đang tạo ra những sản phẩm đáng tin cậy nhất trên toàn thế giới.Không có gì đáng ngạc nhiên khi lĩnh vực ôtô phát triển với tốc độ rất nhanh, nhưng điều quan trọng hơn, mức tăng trưởng ấn tượng này đã thu hút được đầu tư trong một số lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả thứ mà chúng ta cần nhất trong việc lưu thông một chiếc xe hơi. Đó chính là cơ sở hạ tầng.Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều quốc gia trên toàn thế giới, hoặc là cá nhân, hoặc như một phần của những liên minh lớn hơn, đã góp phần tạo ra những dự án khác nhau như đường cao tốc, cầu và các đường hầm, thậm chí còn có cả những đường hầm nằm sâu dưới lòng đại dương.Kết quả là, những dự án cơ sở hạ tầng hiện đại nhất đã được khánh thành và Nhật Bản lại một lần nữa được xưng danh như một quốc gia hàng đầu về sáng tạo.Như dự kiến, những kỹ sư Nhật Bản không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc biến những ý tưởng của họ thành hiện thực. Tác phẩm của họ - cây cầu Khủng Long hay còn được biết đến với tên gọi chính thức Tokyo Gate Bridge, là một trong những dự án về cơ sở hạ tầng đầu tiên và quan trọng nhất được khánh thành vào năm 2012.Nguồn video: YoutubeBạn đang tự hỏi tại sao cây cầu này lại được đặt tên là cây cầu Khủng Long? Hãy nhớ đến ý tưởng của các chuyên gia Nhật Bản. Bởi vì, nó có hình dáng như một con khủng long. Nếu bạn vẫn tiếp tục băn khoăn tại sao họ có thể làm được một cây cầu như vậy, thì hãy nhớ rằng chúng ta đang nói chuyện về Nhật Bản, đất nước mà những ý tưởng công nghệ say mê và khó tin nhất được hình thành chỉ trong vòng 1 giây.Câu chuyện đằng sau cây cầu Khủng Long khá thú vị. Tokyo là một trong những thành phố đăng ký đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2016, và để tăng khả năng chiến thắng trước các đối thủ, Tokyo đã bắt đầu một dự án cơ sở hạ tầng mới. Được gọi là Tokyo Gate Bridge, cột mốc mới nhất của Tokyo được hình thành vào năm 2002 để phục vụ như là một liên kết giữa Tokyo và một hòn đảo nhân tạo nơi chuẩn bị thành lập một nhà ga mới đang trong quá trình xây dựng.Thật không may, hoặc may mắn nếu chúng ta có một cái nhìn tới sự kiện gần đây, Tokyo đã thất bại trước Rio de Janeiro trong cuộc đua đến Thế vận hội mùa hè 2016.Vậy tại sao lại là Khủng Long? Không một ai biết chắc chắn nhưng các kỹ sư đã dùng không ít hơn hai năm để thiết kế các khung, cuối cùng, được gắn trên cầu với sự giúp đỡ của ba cần cẩu với một niềm kiêu hãnh mãnh liệt.Chính thức được khai trương vào ngày 12/02/2012, cây cầu với chiều dài 2,6 km với 4 làn đường và có sức nặng thật đáng kinh ngạc, 36.000 tấn.Khi nói đến cơ sở hạ tầng, có một thực tế rằng các kỹ sư Nhật Bản luôn làm các công việc thật tuyệt vời, và cây cầu Khủng Long cũng không phải là một ngoại lệ. Tổng vốn đầu tư ban đầu ước tính khoảng 140 tỷ yên, nhưng cuối cùng, toàn bộ cây cầu cần 113 tỷ yên (1,45 tỷ USD). Những nhà chức trách phát biểu rằng đó quả là một số tiền lớn nhưng đó không phải là vấn đề, vì chiếc cầu sẽ được hồi vốn trong thời gian rất ngắn.Mỗi ngày ước tính sẽ có 32.000 lượt phương tiện lưu thông qua cầu Khủng Long. Các dự báo về cây cầu hiện nay là rất lạc quan. Thời gian trung bình cần thiết để đi từ quận Shin-Kiba đến đảo nhân tạo khoảng 19 phút, trong khi nếu sử dụng cầu Khủng Long, thời gian sẽ được rút ngắn chỉ còn 10 phút. Nhờ đó, theo chính quyền địa phương, mỗi năm chiếc cầu này sẽ tạo ra 19 tỷ Yên ( 246 triệu đô la).Việc di chuyển trên một cây cầu dài 2,6 km ở một đất nước thường xuyên xảy ra động đất như Nhật Bản là một việc thật nguy hiểm, tuy nhiên, bạn có thể an tâm khi di chuyển trên chiếc cầu Khủng Long.Nhờ có sức bền, cây cầu này có thể chịu được một trận động đất mà không đe dọa tính mạng của lái xe, hành khách và người đi đường, ngay cả khi nó được diễn ra ngay dưới lòng Tokyo. Ngoài ra cây cầu này còn được thiết kế một lối đi riêng dành cho người đi bộ. Nên trong trường hợp nếu bạn cảm thấy thích đi bộ, và 2,6 km cũng không phải là một đoạn đường khá dài thì chắc chắn rằng, bạn đang chuẩn bị đón nhận một sự thú vị mới.Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu là không hề đơn giản, dù đất nước ấy có là Nhật Bản đi chăng nữa. Bởi vì nó rất gần với sân bay Haneda, các kỹ sư đã phải tốn rất nhiều công sức tính toán và điều chỉnh độ cao của cây cầu để cho phép máy bay cất cánh và hạ cánh xuống sân bay. Mặt khác, nó cũng phải đủ cao để cho phép tàu thuyền đi qua một cách an toàn và nó phải được thiết kế sao cho có thể chịu được một trận động đất mạnh.Sau khi thiết kế đã được hoàn tất, việc xây dựng cây cầu được tiến hành nhanh chóng. Các kĩ sư bắt đầu công việc của họ ở mỗi bên bờ trước khi xây dựng phần cuối cùng là trung tâm vào ngày 27/02/2011.Có một điều đáng ngạc nhiên và thú vị, đó là trong ngày đầu tiên được đưa vào sử dụng sau buổi lễ khánh thành, cây cầu Khủng Long cũng phải đối mặt với những vấn đề nan giải và thường xuyên: đó là nạn tắc đường. Bị choáng ngợp bởi cảnh đẹp của bầu trời Tokyo và núi Phú Sĩ , các lái xe đã phải mất rất nhiều thời gian để chiêm ngưỡng khi đi qua cây cầu cao 87,8 m do nạn tắc đường.Sau khi xem xét kĩ lưỡng, không còn một nghi ngờ gì khi kết luận rằng cây cầu Khủng Long mới xây dựng là một dự án hiện đại bậc nhất. Tuy nhiên, vẫn có những phê bình và chỉ trích xuất hiện. Kể từ khi Tokyo đánh rơi chiếc vé tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2016 vào tay Rio de Janeiro, cây cầu này cho phép lái xe đi từ thành phố tới bất cứ đâu. Hoặc vào một ngày nào đó không xa, bạn có thể lái xe qua cầu đến một cảng container như lời hứa của chính quyền địa phương.Cuối cùng, cây cầu Khủng Long, không chỉ là một bước ngoặt để giải tỏa ùn tắc giao thông, mà còn là một phương pháp để thúc đẩy nền kinh tế. Những ước tính của chính phủ đã chứng minh rằng, cây cầu sẽ nhanh chóng thu hồi được vốn, và đưa Tokyo đến một tương lai thịnh vượng hơn.Ngọc Điệp (theo PL&XH)