thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Câu chuyện về một nữ giáo viên mầm non và một cô sinh viên 9X đất Hà thành mê xe cổ mà chúng tôi sắp kể sau đây sẽ cho bạn thấy điều đó.
Khi phái đẹp “phải lòng” xe cổ
Tôi đã từng gặp Hoàng Thanh Thanh Tú và Nguyễn Thị Kiều Trinh trong một lần tham gia sự kiện của CLB Moped Hà Nội. Hai gương mặt nữ hiếm hoi trong hội chơi xe toàn đàn ông khiến những ai gặp lần đầu có phần ấn tượng. Ấn tượng bởi cái cách ăn mặc chẳng giống ai, bởi họ đi những chiếc xe đạp máy điệu đà với vẻ đẹp đến khó cưỡng. Với tôi, dường như những chiếc xe Moped sinh ra là để sánh đôi với họ vậy.
Hai cô nàng mê xe cổ Hoàng Thanh Thanh Tú (trái) và Nguyễn Thị Kiều Trinh (phải)[/i]
Sẽ chẳng ai biết được, một cô giáo mầm non Kiều Trinh đến với xe cổ chỉ vì cho rằng “cánh đàn ông coi mình không ra gì và cứ nghĩ phụ nữ chẳng biết gì về xe”.
“Em bắt đầu chơi xe từ cách đây 2 năm. Hôm đó, đang đi trên đường trong một buổi tối rất là đẹp trời, gặp một anh, mặc quần đùi, phóng con Mobylette cá vàng. Tự hỏi sao lại có con xe đẹp thế. Thích quá, phóng xe lên hỏi han thì mặt anh ta rất vênh và kiêu. Xin đi thử không cho đi, sờ thử không cho sờ”.
Tình huống đó làm em tự ái cộng với cái tính muốn làm gì thì làm bằng được, nên về nhà em lên mạng mò mẫm tìm xe đạp gắn máy. Search trên google thấy ra đủ loại tên. Rồi bắt gặp một người đang rao bán con hai đũa Mobylette. Tìm địa chỉ, đi xem xe, nhờ tư vấn thì được các bác chơi xe trên diễn đàn bảo đó là xe dựng lên thôi. Coi như bị dội một gáo nước lạnh.
Kiều Trinh đến với xe cổ chỉ vì cho rằng “cánh đàn ông coi mình không ra gì và cứ nghĩ phụ nữ chẳng biết gì về xe”[/i]
Sau đó em được giới thiệu đến bác Sơn “Bưởi” – người nổi tiếng chơi xe, làm xe Mobylette ở Hà Nội, đặt mua một chiếc nhưng chờ đến 1 năm mà chẳng có xe. Thế rồi có hôm đến vô tình nhìn thấy con xe Candy đời 1965 mà bác Sơn đang đặt về cho khách, em quay sang thích xe Candy luôn. Đây là chiếc xe khách hàng của bác Sơn đặt mua cho con gái. Em thấy thích là em năn nỉ, nói khó và “cướp” luôn” – Trinh kể.
Cũng giống như Trinh, chuyện đến với xe cổ của cô gái 9X Hoàng Thanh Thanh Tú cũng không kém phần thú vị. Tú “bén” duyên xe cổ đúng vào dịp sinh nhật 18 tuổi của mình. “Đợt đó em đã mê xe moped lắm rồi vì trông nó rất là điệu nhưng mà chưa có tiền để mua. Bà nội em mới bảo, sinh nhật 18 tuổi bà tặng em hai lựa chọn, một là chiếc xe mà bấy lâu nay em thích, hai là tổ chức một buổi sinh nhật thành hoành tráng dịp trưởng thành. Đây là cơ hội hiếm hoi của em, nên dĩ nhiên chẳng tội gì mà em không chọn xe”.
Chuyện đến với xe cổ của cô gái 9X Hoàng Thanh Thanh Tú cũng không kém phần thú vị[/i]
Tú chia sẻ: “Em đi tìm mua xe. Cũng qua bao nhiêu cuộc trao đổi, giao dịch mà chiếc thì đắt quá, chiếc thì trông chưa vừa mắt. Thế rồi gặp chiếc Piaggio Bravo. Anh bán xe thấy em là nữ nên ưu ái cho mượn một tuần mang về nhà, đi cảm thấy thích thì mua. Về nhà em giữ xe đi và “ỉm” luôn 2 tuần để xin thêm mẹ tiền vì kỳ thực đã xác định “cưới” nó từ lúc mới nhìn thấy lần đầu rồi. Em với nó như là tình yêu sét đánh vậy. Gặp là yêu, yêu xe đến nỗi em tự đặt nickname cho mình là Tú Bravo luôn”.
Cả Trinh và Tú đều cho rằng, cái tính bốc đồng đã khiến cả 2 tìm xe và mua xe cho bằng được mà không nghĩ đến về sau chuyện chơi xe cổ phức tạp thế nào, nhất lại là phái nữ.
Đánh đổi cho đam mê
Đẹp là thế, hợp mắt là thế, nhưng để nữ nhân chơi được xe cổ là cả một quá trình cũng “lắm công phu”. Từ chuyện mua xe đến chơi xe của những cô nàng mê xe cổ, đụng đến đâu là có chuyện rối rắm đến đó. Nhưng tất cả đều vượt qua hết, bởi đó là đam mê.
Để nữ nhân chơi được xe cổ là cả một quá trình cũng “lắm công phu”[/i]
3 năm chơi xe của Tú và Trinh là 3 năm đầy ắp những chuyện “dở khóc, dở cười”, đôi khi còn phải trả giá bằng cả máu và nước mắt.
Trinh kể, lần đầu tiên mua xe, lần đầu tiên có chiếc xe của riêng mình vì mình tự bỏ tiền ra mua thì khoái lắm. Nhưng chưa kịp “khoái” thì đã “đau”, đau theo đúng nghĩa luôn. Mua xe được 2 ngày, em nâng nui nó lắm, hôm đó vác xe đi rửa thì bị nước vào buzi, bác rửa xe gần nhà không có máy xịt, em lại phải đẩy xe đi ra hàng khác. Xịt xong, nổ máy được, vừa đi được 100m thì đâm phải hòn đá bị ngã. Lúc ngã, khăn quấn vào lip, xe thì nằm yên mà mình bị văng người ra xa ngất tại chỗ. Sau đó em nghe kể, may có bà hàng nước bế vào, gọi điện thoại số gần nhất vừa gọi là chồng em lên đưa đi cấp cứu. Quả đầu làm quen với xe là gãy xương bả vai và dạn hộp sọ phải nằm viện mất một tuần.
Kiều Trinh đã từng phải nằm viện cũng chỉ vì đi xe cổ[/i]
Không đau đớn như Trinh, nhưng ngày đầu bước vào chơi xe, chiếc xe cũng làm Tú hết hơi. Do Tú không biết nhiều về xe chạy má vít và dùng xăng pha nhớt nên khi đi đổ xăng, cô đổ nhớt nhiều quá đến mức độ bị tắc xăng. “Đạp thế nào cũng không nổ. Đạp đến độ 2 bàn đạp bằng nhau luôn. Thế là hì hục vặn lại cái bàn đạp, lên xe đạp 10 cây số từ Lê Duẩn sang tận Gia Lâm để gặp thợ quen rửa lại bình xăng”.
Lần đầu và cũng là lần đáng nhớ và mở ra sau đó là quãng thời dan dài đạp xe nhiều hơn chạy xe. “Đi moped mà em đã đạp xe rất nhiều lần rồi. Xe đạp máy mà suốt ngày đạp như xe đạp. Rồi có lúc ướt buzi, hỏng dây le, sặc xăng... ngày đầu cứ phải đạp đến mấy bác thợ, sau xe hỏng nhiều quá thì phải tự biết mà chữa, dần dần thành quen”
“Đấy là còn chưa kể từ ngày mua xe, ngã và đâm xe 2 lần. Lần thì tông thẳng vào đuôi ôtô hỏng hết xe. Lần thì chở bạn trên chiếc xe yêu dấu, bạn ngồi sau trượt chân níu vào tay mình, mình vít tay ga , thế là cả 2 đứa ngã ra đường, chân tay xây xát, máu chảy nhiều. Em nhổm dậy dựng xe lên trước, ngồi khóc tu tu, không phải vì đau mà vì tiếc cái xe bị hỏng nhiều chỗ”.
Chơi xe cổ, Tú cũng đã từng gặp nhiều thử thách[/i]
Phái nữ chơi xe cổ phải vượt qua chính mình đã đành, Tú và Trinh còn phải vượt qua “sự khó hiểu” của gia đình, bạn bè và hàng xóm láng giềng. “Bà nội và mẹ em thấy đi xe khổ quá nhiều lần cứ bắt bán. Em thì nhất định không bán rồi. Mẹ dọa, đợi khi nào con đi nghỉ mát ở nhà là mẹ bán. Thế nên, cứ đi đâu ra khỏi nhà vài ngày là em khóa xích xe thật chặt vào. Cuối cùng “đất không chịu trời thì trời cũng phải chịu đất thôi” – cô sinh viên Thanh Tú chia sẻ.
Trinh thì kể, chơi xe cổ thành ra mình bị hâm tính. Đi đâu xe bằng xe ga đắt tiền chả thèm để ý. Xe này đi đâu cũng phải nhìn trước, nhìn sau. Đến chỗ làm bao giờ cũng phải hỏi bảo vệ có chỗ trống để để riêng, rồi bắt để ý đến bơm, phụ tùng trên xe. Dọa mất là bắt đền. Rồi cầm tiệt không cho ai ngồi lên xe, không cho ai mượn xe bao giờ. Trời mà mưa là sẵn sàng mặc áo mưa cho xe để mình đi ướt vì cái giống xe cổ này cứ gặp mưa là “nhiễm” bệnh, chả thể nào mà nổ máy được.
Cả 2 người đều từng nhiều lần bị gọi là “con dở hơi”, “con hâm” vì “chả hiểu con gái con đứa đi cái xe, sáng nào cũng đạp cong mông, xe đi thì khói như quạt chả...”.
“Lợi thế” nữ nhi
Cả Tú và Trinh đều cho rằng, dù mọi người không hiểu có gọi là hâm nhưng quan trọng vẫn là được làm việc mình thích. “Cứ cưỡi lên xe là thấy thích, thấy tự tin, đôi khi “nở mũi” trước những lời khen, trước những ánh mắt tò mò của người đi đường”.
Những chiếc xe cổ rất hợp dáng phái nữ[/i]
“Phái nữ chơi xe moped thứ nhất là rất hợp dáng, hợp với cái điệu điệu, duyên dáng của con gái. Thứ nhì là được các cánh mày râu chơi xe ưu ái. Đi đâu với Hội Moped đều được ưu tiên. Xe mình hỏng là các anh, các chú sẵn sàng thi nhau đến sửa, nhường cho mình đi xe tốt để “điều trị” con xe của mình đang dở chứng” – Tú kể.
Nhiều bác thợ sửa xe giỏi thấy hai đứa đi xe vất vả nhưng nhiệt tình và đáng yêu nên nhận làm con nuôi. Lại còn hướng dẫn nhiệt tình cho cách sửa xe, chăm xe. Có lúc hỏng xe dọc đường, chỉ cần nhấc điện thoại lên là xa đến mấy cũng có người đến “cứu”.
Hay như Trinh, bao nhiêu thời gian cô đi xe cổ là cũng từng ấy thời gian chồng cô lo lắng, chăm cho cả người và xe. “Chồng em chỉ thích xe phân khối lớn, nhưng vì chiều em nên cũng sắm một chiếc đi cùng. Mỗi người một xe, khi thì đi dạo, lúc đi hành trình theo Hội. Rồi hỏng xe cũng gọi chồng, bị ngã xe, xe không nổ được cũng gọi chồng” – Trinh hào hứng nói.
Khi phụ nữ trót mê xe rồi thì họ cũng nhiệt thành và “sống” trọn vẹn với nó lắm, dù xe cổ là một thứ rất kén người chơi[/i]
Con gái đi cái xe là lạ đôi khi cũng hay. Đa số mọi người đi đường đều khen đẹp. Hoặc có lúc trên đường đi có một người đi xe giống mình là các anh ý phóng lên hỏi, bắt chuyện... Ai mà biết và am hiểu dòng xe của mình, nói chuyện với mình mà như chạm vào cái rốn của vũ trụ, bắt đầu vừa đi, vừa nói thao thao bất tuyệt cả ngày cũng không hết chuyện.
Trinh và Tú tâm sự: “Bản thân bọn em thấy mình cũng chưa hẳn là có gì đặc biệt vì ở Hà Nội cũng rất nhiều người là nữ chơi dòng xe moped này. Các cô các chị còn chơi xe “ác” hơn mình nhiều, người sở hữu những chiếc Mobylette đời đầu, nguyên bản, đắt tiền, người đủ “trình” chơi xe Solex, Motobecane hay Tomos “zin” hẳn hoi. Vấn đề là họ khá kín tiếng và ít tham gia các hội nhóm chơi xe”.
Qua câu chuyện của Tú và Trinh mới thấy, khi phụ nữ trót mê xe rồi thì họ cũng nhiệt thành và “sống” trọn vẹn với nó lắm, dù xe cổ là một thứ rất kén người chơi.
Thế Đạt (TTTĐ)Ảnh: Lê Thắng
Khi phái đẹp “phải lòng” xe cổ
Tôi đã từng gặp Hoàng Thanh Thanh Tú và Nguyễn Thị Kiều Trinh trong một lần tham gia sự kiện của CLB Moped Hà Nội. Hai gương mặt nữ hiếm hoi trong hội chơi xe toàn đàn ông khiến những ai gặp lần đầu có phần ấn tượng. Ấn tượng bởi cái cách ăn mặc chẳng giống ai, bởi họ đi những chiếc xe đạp máy điệu đà với vẻ đẹp đến khó cưỡng. Với tôi, dường như những chiếc xe Moped sinh ra là để sánh đôi với họ vậy.
Sẽ chẳng ai biết được, một cô giáo mầm non Kiều Trinh đến với xe cổ chỉ vì cho rằng “cánh đàn ông coi mình không ra gì và cứ nghĩ phụ nữ chẳng biết gì về xe”.
“Em bắt đầu chơi xe từ cách đây 2 năm. Hôm đó, đang đi trên đường trong một buổi tối rất là đẹp trời, gặp một anh, mặc quần đùi, phóng con Mobylette cá vàng. Tự hỏi sao lại có con xe đẹp thế. Thích quá, phóng xe lên hỏi han thì mặt anh ta rất vênh và kiêu. Xin đi thử không cho đi, sờ thử không cho sờ”.
Tình huống đó làm em tự ái cộng với cái tính muốn làm gì thì làm bằng được, nên về nhà em lên mạng mò mẫm tìm xe đạp gắn máy. Search trên google thấy ra đủ loại tên. Rồi bắt gặp một người đang rao bán con hai đũa Mobylette. Tìm địa chỉ, đi xem xe, nhờ tư vấn thì được các bác chơi xe trên diễn đàn bảo đó là xe dựng lên thôi. Coi như bị dội một gáo nước lạnh.
Sau đó em được giới thiệu đến bác Sơn “Bưởi” – người nổi tiếng chơi xe, làm xe Mobylette ở Hà Nội, đặt mua một chiếc nhưng chờ đến 1 năm mà chẳng có xe. Thế rồi có hôm đến vô tình nhìn thấy con xe Candy đời 1965 mà bác Sơn đang đặt về cho khách, em quay sang thích xe Candy luôn. Đây là chiếc xe khách hàng của bác Sơn đặt mua cho con gái. Em thấy thích là em năn nỉ, nói khó và “cướp” luôn” – Trinh kể.
Cũng giống như Trinh, chuyện đến với xe cổ của cô gái 9X Hoàng Thanh Thanh Tú cũng không kém phần thú vị. Tú “bén” duyên xe cổ đúng vào dịp sinh nhật 18 tuổi của mình. “Đợt đó em đã mê xe moped lắm rồi vì trông nó rất là điệu nhưng mà chưa có tiền để mua. Bà nội em mới bảo, sinh nhật 18 tuổi bà tặng em hai lựa chọn, một là chiếc xe mà bấy lâu nay em thích, hai là tổ chức một buổi sinh nhật thành hoành tráng dịp trưởng thành. Đây là cơ hội hiếm hoi của em, nên dĩ nhiên chẳng tội gì mà em không chọn xe”.
Tú chia sẻ: “Em đi tìm mua xe. Cũng qua bao nhiêu cuộc trao đổi, giao dịch mà chiếc thì đắt quá, chiếc thì trông chưa vừa mắt. Thế rồi gặp chiếc Piaggio Bravo. Anh bán xe thấy em là nữ nên ưu ái cho mượn một tuần mang về nhà, đi cảm thấy thích thì mua. Về nhà em giữ xe đi và “ỉm” luôn 2 tuần để xin thêm mẹ tiền vì kỳ thực đã xác định “cưới” nó từ lúc mới nhìn thấy lần đầu rồi. Em với nó như là tình yêu sét đánh vậy. Gặp là yêu, yêu xe đến nỗi em tự đặt nickname cho mình là Tú Bravo luôn”.
Cả Trinh và Tú đều cho rằng, cái tính bốc đồng đã khiến cả 2 tìm xe và mua xe cho bằng được mà không nghĩ đến về sau chuyện chơi xe cổ phức tạp thế nào, nhất lại là phái nữ.
Đánh đổi cho đam mê
Đẹp là thế, hợp mắt là thế, nhưng để nữ nhân chơi được xe cổ là cả một quá trình cũng “lắm công phu”. Từ chuyện mua xe đến chơi xe của những cô nàng mê xe cổ, đụng đến đâu là có chuyện rối rắm đến đó. Nhưng tất cả đều vượt qua hết, bởi đó là đam mê.
3 năm chơi xe của Tú và Trinh là 3 năm đầy ắp những chuyện “dở khóc, dở cười”, đôi khi còn phải trả giá bằng cả máu và nước mắt.
Trinh kể, lần đầu tiên mua xe, lần đầu tiên có chiếc xe của riêng mình vì mình tự bỏ tiền ra mua thì khoái lắm. Nhưng chưa kịp “khoái” thì đã “đau”, đau theo đúng nghĩa luôn. Mua xe được 2 ngày, em nâng nui nó lắm, hôm đó vác xe đi rửa thì bị nước vào buzi, bác rửa xe gần nhà không có máy xịt, em lại phải đẩy xe đi ra hàng khác. Xịt xong, nổ máy được, vừa đi được 100m thì đâm phải hòn đá bị ngã. Lúc ngã, khăn quấn vào lip, xe thì nằm yên mà mình bị văng người ra xa ngất tại chỗ. Sau đó em nghe kể, may có bà hàng nước bế vào, gọi điện thoại số gần nhất vừa gọi là chồng em lên đưa đi cấp cứu. Quả đầu làm quen với xe là gãy xương bả vai và dạn hộp sọ phải nằm viện mất một tuần.
Không đau đớn như Trinh, nhưng ngày đầu bước vào chơi xe, chiếc xe cũng làm Tú hết hơi. Do Tú không biết nhiều về xe chạy má vít và dùng xăng pha nhớt nên khi đi đổ xăng, cô đổ nhớt nhiều quá đến mức độ bị tắc xăng. “Đạp thế nào cũng không nổ. Đạp đến độ 2 bàn đạp bằng nhau luôn. Thế là hì hục vặn lại cái bàn đạp, lên xe đạp 10 cây số từ Lê Duẩn sang tận Gia Lâm để gặp thợ quen rửa lại bình xăng”.
Lần đầu và cũng là lần đáng nhớ và mở ra sau đó là quãng thời dan dài đạp xe nhiều hơn chạy xe. “Đi moped mà em đã đạp xe rất nhiều lần rồi. Xe đạp máy mà suốt ngày đạp như xe đạp. Rồi có lúc ướt buzi, hỏng dây le, sặc xăng... ngày đầu cứ phải đạp đến mấy bác thợ, sau xe hỏng nhiều quá thì phải tự biết mà chữa, dần dần thành quen”
“Đấy là còn chưa kể từ ngày mua xe, ngã và đâm xe 2 lần. Lần thì tông thẳng vào đuôi ôtô hỏng hết xe. Lần thì chở bạn trên chiếc xe yêu dấu, bạn ngồi sau trượt chân níu vào tay mình, mình vít tay ga , thế là cả 2 đứa ngã ra đường, chân tay xây xát, máu chảy nhiều. Em nhổm dậy dựng xe lên trước, ngồi khóc tu tu, không phải vì đau mà vì tiếc cái xe bị hỏng nhiều chỗ”.
Phái nữ chơi xe cổ phải vượt qua chính mình đã đành, Tú và Trinh còn phải vượt qua “sự khó hiểu” của gia đình, bạn bè và hàng xóm láng giềng. “Bà nội và mẹ em thấy đi xe khổ quá nhiều lần cứ bắt bán. Em thì nhất định không bán rồi. Mẹ dọa, đợi khi nào con đi nghỉ mát ở nhà là mẹ bán. Thế nên, cứ đi đâu ra khỏi nhà vài ngày là em khóa xích xe thật chặt vào. Cuối cùng “đất không chịu trời thì trời cũng phải chịu đất thôi” – cô sinh viên Thanh Tú chia sẻ.
Trinh thì kể, chơi xe cổ thành ra mình bị hâm tính. Đi đâu xe bằng xe ga đắt tiền chả thèm để ý. Xe này đi đâu cũng phải nhìn trước, nhìn sau. Đến chỗ làm bao giờ cũng phải hỏi bảo vệ có chỗ trống để để riêng, rồi bắt để ý đến bơm, phụ tùng trên xe. Dọa mất là bắt đền. Rồi cầm tiệt không cho ai ngồi lên xe, không cho ai mượn xe bao giờ. Trời mà mưa là sẵn sàng mặc áo mưa cho xe để mình đi ướt vì cái giống xe cổ này cứ gặp mưa là “nhiễm” bệnh, chả thể nào mà nổ máy được.
Cả 2 người đều từng nhiều lần bị gọi là “con dở hơi”, “con hâm” vì “chả hiểu con gái con đứa đi cái xe, sáng nào cũng đạp cong mông, xe đi thì khói như quạt chả...”.
“Lợi thế” nữ nhi
Cả Tú và Trinh đều cho rằng, dù mọi người không hiểu có gọi là hâm nhưng quan trọng vẫn là được làm việc mình thích. “Cứ cưỡi lên xe là thấy thích, thấy tự tin, đôi khi “nở mũi” trước những lời khen, trước những ánh mắt tò mò của người đi đường”.
“Phái nữ chơi xe moped thứ nhất là rất hợp dáng, hợp với cái điệu điệu, duyên dáng của con gái. Thứ nhì là được các cánh mày râu chơi xe ưu ái. Đi đâu với Hội Moped đều được ưu tiên. Xe mình hỏng là các anh, các chú sẵn sàng thi nhau đến sửa, nhường cho mình đi xe tốt để “điều trị” con xe của mình đang dở chứng” – Tú kể.
Nhiều bác thợ sửa xe giỏi thấy hai đứa đi xe vất vả nhưng nhiệt tình và đáng yêu nên nhận làm con nuôi. Lại còn hướng dẫn nhiệt tình cho cách sửa xe, chăm xe. Có lúc hỏng xe dọc đường, chỉ cần nhấc điện thoại lên là xa đến mấy cũng có người đến “cứu”.
Hay như Trinh, bao nhiêu thời gian cô đi xe cổ là cũng từng ấy thời gian chồng cô lo lắng, chăm cho cả người và xe. “Chồng em chỉ thích xe phân khối lớn, nhưng vì chiều em nên cũng sắm một chiếc đi cùng. Mỗi người một xe, khi thì đi dạo, lúc đi hành trình theo Hội. Rồi hỏng xe cũng gọi chồng, bị ngã xe, xe không nổ được cũng gọi chồng” – Trinh hào hứng nói.
Con gái đi cái xe là lạ đôi khi cũng hay. Đa số mọi người đi đường đều khen đẹp. Hoặc có lúc trên đường đi có một người đi xe giống mình là các anh ý phóng lên hỏi, bắt chuyện... Ai mà biết và am hiểu dòng xe của mình, nói chuyện với mình mà như chạm vào cái rốn của vũ trụ, bắt đầu vừa đi, vừa nói thao thao bất tuyệt cả ngày cũng không hết chuyện.
Trinh và Tú tâm sự: “Bản thân bọn em thấy mình cũng chưa hẳn là có gì đặc biệt vì ở Hà Nội cũng rất nhiều người là nữ chơi dòng xe moped này. Các cô các chị còn chơi xe “ác” hơn mình nhiều, người sở hữu những chiếc Mobylette đời đầu, nguyên bản, đắt tiền, người đủ “trình” chơi xe Solex, Motobecane hay Tomos “zin” hẳn hoi. Vấn đề là họ khá kín tiếng và ít tham gia các hội nhóm chơi xe”.
Qua câu chuyện của Tú và Trinh mới thấy, khi phụ nữ trót mê xe rồi thì họ cũng nhiệt thành và “sống” trọn vẹn với nó lắm, dù xe cổ là một thứ rất kén người chơi.
Thế Đạt (TTTĐ)Ảnh: Lê Thắng