thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Nếu bất cứ ai có suy nghĩ của một kẻ “bình thường”, chắc sẽ thấy chúng tôi hâm lắm. Cái tiết trời khi mùa đông đến, sáng bung chăn dậy đi làm còn ngại huống chi xách ba lô, lên xe và ra biển. Nhưng thôi kệ, đôi khi sự bất thường lại đem đến những cảm giác “chẳng ai có được”.
Hà Nội đang lạnh dần. Tháng 11 bao giờ cũng trôi chậm hơn để con người tập làm quen với những cơn gió quay quắt và cái giá lạnh trước mắt. Chúng tôi lái xe lăn bánh trên từng khúc phố của những ban mai mờ sương, thi thoảng mưa rơi rí rắc.
Ghé cây xăng, bước ra ngoài, chúng tôi cảm nhận rõ cái không khí se lạnh của những cơn gió đông tràn về. Nhưng điều đó chẳng mảy may làm chúng tôi từ bỏ ý định của mình vì “người bạn đồng hành” Nissan Teana sẽ “giữ ấm” những kẻ điên rồ đi “đổi gió”. Đích đến trong hành trình của chúng tôi sẽ là đảo Cát Bà.
Không quá nổi tiếng và cũng không có nhiều địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn như Vịnh Hạ Long, nhưng đảo Cát Bà vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt khi sở hữu một vẻ đẹp kết hợp của núi, của biển, của các thung lũng và những hang động đẹp đến kỳ ảo. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thôi thúc chúng tôi lên đường.
Qua con đường “nguy hiểm”
Thời tiết không phải là trở ngại, nhưng để đến được Cát Bà, bạn sẽ phải lái xe theo đường Quốc lộ số 5, qua Hải Phòng. Đó là tuyến quốc lộ mà nhiều bác tài giờ đây “ngại đi” vì mật độ phương tiện đông, chất lượng mặt đường xuống cấp nhiều, trong khi nguy hiểm thì luôn rình rập.
Vừa vút chân ga qua cầu Thanh Trì, đến đường dẫn ra QL5, xe cộ đã nườm nượp, dày đặc[/i]
Vừa vút chân ga qua cầu Thanh Trì, đến đường dẫn ra QL5, xe cộ đã nườm nượp, dày đặc. Nối đuôi theo những “đoàn tàu” công-ten-nơ, chen chân giữa những khối sắt cao sừng sững, hẳn những “xế non” sẽ thấy đôi phần choáng ngợp. Lúc này mới thấy được sự linh hoạt của Teana trên tuyến đường đông đúc. Vô-lăng xoay chuyển nhẹ nhàng, bật vọt lanh lẹ cùng một khoang ca-bin tạo cảm giác vô cùng thoải mái cho người lái.
Ra đến con đường cao tốc nối Hà Nội với Hải Phòng, tưởng là sẽ “nhẹ đầu” nhưng tình trạng giao thông hỗn loạn tại đây khiến bạn phải hết sức tập trung. Chúng tôi băng lướt qua cả “rừng” công-ten-nơ, thỉnh thoảng giật mình thon thót khi một chiếc xe máy “phục kích” tại những đoạn đường ngang tự phát bất chợt lao sang đường. Đó là chưa kể hàng đoàn xe máy, xe đạp vô tư đi trái đường đổ ra từ các khu công nghiệp.
Nguy hiểm luôn rình rập trên Quốc lộ 5[/i]
Dù nguy hiểm, nhưng chúng tôi phần nào cảm thấy yên tâm khi đang ngồi trên một chiếc xe được trang bị những hệ thống an toàn tiên tiến nhất hiện nay. Teana hướng tới sự an toàn cho chủ nhân bằng hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phan khẩn cấp BA, hệ thống kiểm soát cân bằng động VDC, kiểm soát độ bám đường TCS. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng được trải nghiệm sự ưu việt của hệ thống kiểm soát hành trình và ga tự động trong những đoạn đường hạn chế tốc độ.
Yếu tố giúp cả đoàn thoải mái có lẽ là nhờ một không gian nội thất sang trọng và tiện nghi[/i]
Lăn bánh trên đường cao tốc, nhưng cũng phải mất đến hơn 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới tới được thành phố Hải Phòng. Yếu tố giúp cả đoàn thoải mái có lẽ là nhờ một không gian nội thất sang trọng và tiện nghi. Mẫu xe thử nghiệm SL của chúng tôi bao gồm tất cả mọi thứ từ ghế da điện có chức năng sưởi, cửa sổ trời, vô lăng sưởi, hệ thống âm thanh Bose, màn hình LCD 5 inch, AM/FM mở nhạc MP3, các cổng kết nối thiết bị đa phương tiện AUX/USB/Bluetooth, hệ thống điều hòa tự động 2 vùng độc lập…
Người và xe cùng “lênh đênh” trên biển
Điểm thú vị trên hành trình bằng xe ôtô ra đảo Cát Bà chính là việc cả người và xe cùng lên phà qua biển. Để đi từ Thành phố Hải Phòng ra đảo Cát Bà bằng xe ôtô, chúng tôi theo đường 356 ra bến phà Đình Vũ sau đó qua phà Đình Vũ sang Ninh Tiếp. Từ đây đi theo đường chính trên đảo Cát Hải đến bến phà Gót, sang Cái Viềng và tiếp tục đi xe thẳng về thị trấn Cát Bà.
Đường từ Hải Phòng ra Bến phà Đình Vũ giờ xuống cấp nhiều do sự tàn phá của hàng ngàn lượt xe tải mỗi ngày. Khung cảnh 2 bên khiến người ta phải nhíu mày hơn là sự thích thú. Những bãi than đen đúa, những cột khói nhả khí trắng đặc sệt lên bầu trời xám ngắt, những bãi tập kết công-ten-nơ xanh, đỏ chất cao như núi.
Đường ra phà Đình Vũ[/i]
Chúng tôi đến Đình Vũ cũng đã hơn 12h trưa. Phà giờ được tăng chuyến, tăng công suất động cơ, nên không còn cảnh hàng đoàn xe xếp hàng dài chờ đợi. Cũng chính vì những “cải tiến” đó mà phà Đình Vũ giờ mau chuyến hơn. Sẽ có phà lớn chở ôtô, xe máy khởi hành vào các khung giờ chẵn, phà nhỏ khung giờ lẻ. Cứ 1h đồng hồ là có một chuyến phà. Làm thủ tục nhanh chóng, chúng tôi ra điểm chờ để đi chuyến phà nhỏ lúc 13h.
Chờ phà[/i]
Phà nhỏ chủ yếu chở xe máy, chỗ của xe hơi chỉ vừa đủ đỗ 2 chiếc. Lái xe cũng phải lên phà thật khéo dưới sự hướng dẫn, nâng kê của nhân viên nhà phà. Đỗ cũng phải thật vừa vặn vào chỗ mà họ “chỉ điểm”. Cái cảm giác cả người và xe cùng lênh đênh trên một chiếc phà nhỏ theo sóng nước dập dềnh ra biển cũng khiến ai hay lo xa thấy “chột dạ”. Thật may là chỉ sau khoảng chưa đầy 1 tiếng, qua 2 lần phà, chúng tôi đã đặt chân lên lãnh địa của đảo Cát Bà một cách an toàn.
Cái cảm giác cả người và xe cùng lênh đênh trên một chiếc phà nhỏ ra biển cũng khiến ai hay lo xa thấy “chột dạ”[/i]
Lái xe trên con đường có chiều dài 31km (11km trên đảo Cát Hải, rồi qua phà, đi tiếp 20km trên đảo Cát Bà) là một trải nghiệm tuyệt vời. Cát Hải với những cánh đồng muối, đồng tôm đất đai bằng phẳng. Còn Cát Bà là một đảo đá chen núi, với con đường xuyên đảo quanh co uốn lượn, một bên núi, một bên biển với bãi cát trắng mịn.
Lái xe trên đảo Cát Bà là một trải nghiệm tuyệt vời[/i]
Xế chiều, chúng tôi chạm bánh xe vào thị trấn Cát Bà. Đỗ xe vào ven đường trên đỉnh một con dốc, hít một hơi thật sâu mới “cảm” được cái nhẹ nhàng và êm đềm của hòn đảo du lịch độ đầu đông. Chúng tôi thích cái không khí se lạnh này bởi nó làm cho “người tận hưởng” cảm thấy dễ chịu và thoát ly những trầm tư của cuộc sống bộn bề tất bật này.
Đúng như nhiều người đã nhắc chúng tôi khi lên đường: “Cát Bà mùa này sẽ vắng lắm đấy, gió biển lạnh lắm đấy”. Nhưng đó mới là điều chúng tôi tìm kiếm.
XEM ẢNH CHI TIẾT HÀNH TRÌNH CÁT BÀ CÙNG NISSAN TEANA 2.5SL
(Còn tiếp)
Thế Đạt (TTTĐ)Ảnh: Huy Thắng
Lưu ý khi đi trên Quốc lộ 5:
- Chạy đúng tốc độ: Bạn sẽ thường xuyên gặp những biển hạn chế tốc độ. Đừng sốt ruột, hãy tuân thủ, vì chạy đúng tốc độ giúp bạn xử lý tốt hơn những bất trắc trên con đường đầy nguy hiểm này.
- Tập trung lái xe: Lái xe trên Quốc lộ 5, bạn cũng sẽ thường xuyên gặp những chiếc xe máy “phục kích” tại những đoạn đường ngang tự phát bất chợt lao sang đường. Đó là chưa kể hàng đoàn xe máy, xe đạp vô tư đi trái đường đổ ra từ các khu công nghiệp.
- Không vượt phải: Những chiếc công-ten-nơ bị hỏng bất ngờ đỗ ven đường không hề có cảnh báo sẽ là mối nguy lớn nếu bạn cố vượt phải và bị che khuất tầm nhìn.
- Không bám đuôi: Khi lái xe trong điều kiện tầm nhìn hạn chế và có phương tiện đông đúc với những chiếc công-ten-nơ cỡ lớn như trên Quốc lộ 5, bạn cần tăng khoảng cách an toàn lên. Hãy nắm vững quy tắc 3s. Để đơn giản, bạn hãy nhân vận tốc của xe với 3 rồi chia cho 10 - kết quả chính là số mét khoảng cách tối thiểu bạn cần giữ giữa xe của bạn và xe phía trước. Ví dụ, bạn đang đi với vận tốc 60km/h. Vậy bạn cần giữ khoảng cách tối thiểu với xe phía trước là 60 x 3/10 = 18m. Tương tự, nếu bạn đi 80km/h thì bạn cần giữ khoảng cách an toàn ít nhất là 24m. Tuy nhiên, xin lưu ý các bạn, khi lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế (sương mù, mưa to, đường trơn trượt) - bạn cần tăng khoảng cách an toàn lên. Tuyệt đối không "bám đuôi" với xe phía trước. Hãy thận trọng hạn chế tốc độ và giữ khoảng cách thật an toàn.
Lưu ý khi lái xe qua phà:
Hiểm họa khi đỗ xe trên phà giữa sông nước mênh mông là không thể lường trước, mỗi lái xe cần ghi nhớ các nguyên tắc để qua phà an toàn nhất.
1. Lên, xuống phà
Theo quy định của luật giao thông đường bộ, ôtô chỉ lên, xuống phà với duy nhất lái xe bên trong, trừ trường hợp có người già yếu, bệnh tật. Xe xuống trước rồi mới đến người, khi lên thì ngược lại người lên trước rồi mới đến xe nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người khác chẳng may có sự cố bất ngờ.
Những lái xe có kinh nghiệm qua phà thường sử dụng cách lái chéo vào phà. Với cách lái này, với những xe gầm thấp như sedan sẽ tránh được việc sạt gầm, hay phổ biến nhất là hư hại ba-đờ-sốc (cản trước, cản sau). Tuy nhiên cách lái này lại có khó khăn ở việc quan sát, hoặc diện tích phà không đủ. Do đó, nếu phà lạ hoặc chưa có kinh nghiệm, nên nhờ người khác làm xi-nhan từ bên ngoài.
2. Đỗ xe trên phà
Khi đỗ xe trên phà, theo luật giao thông đường bộ, tất cả mọi người phải ra khỏi xe trừ tài xế hoặc người già yếu, bệnh tật không có khả năng. Tài xế nên ở trên xe để kịp thời xử lý nếu chẳng may gặp sự cố bất ngờ.Đỗ xe trên phà là kỹ năng mà mỗi tài xế lại có một cách áp dụng khác nhau. Với xe số sàn, trả về N và phanh tay hay cài số và phanh tay? Với xe số tự động, N và phanh tay hay P và phanh tay?
Hà Nội đang lạnh dần. Tháng 11 bao giờ cũng trôi chậm hơn để con người tập làm quen với những cơn gió quay quắt và cái giá lạnh trước mắt. Chúng tôi lái xe lăn bánh trên từng khúc phố của những ban mai mờ sương, thi thoảng mưa rơi rí rắc.
Ghé cây xăng, bước ra ngoài, chúng tôi cảm nhận rõ cái không khí se lạnh của những cơn gió đông tràn về. Nhưng điều đó chẳng mảy may làm chúng tôi từ bỏ ý định của mình vì “người bạn đồng hành” Nissan Teana sẽ “giữ ấm” những kẻ điên rồ đi “đổi gió”. Đích đến trong hành trình của chúng tôi sẽ là đảo Cát Bà.
Không quá nổi tiếng và cũng không có nhiều địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn như Vịnh Hạ Long, nhưng đảo Cát Bà vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt khi sở hữu một vẻ đẹp kết hợp của núi, của biển, của các thung lũng và những hang động đẹp đến kỳ ảo. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thôi thúc chúng tôi lên đường.
Qua con đường “nguy hiểm”
Thời tiết không phải là trở ngại, nhưng để đến được Cát Bà, bạn sẽ phải lái xe theo đường Quốc lộ số 5, qua Hải Phòng. Đó là tuyến quốc lộ mà nhiều bác tài giờ đây “ngại đi” vì mật độ phương tiện đông, chất lượng mặt đường xuống cấp nhiều, trong khi nguy hiểm thì luôn rình rập.
Vừa vút chân ga qua cầu Thanh Trì, đến đường dẫn ra QL5, xe cộ đã nườm nượp, dày đặc. Nối đuôi theo những “đoàn tàu” công-ten-nơ, chen chân giữa những khối sắt cao sừng sững, hẳn những “xế non” sẽ thấy đôi phần choáng ngợp. Lúc này mới thấy được sự linh hoạt của Teana trên tuyến đường đông đúc. Vô-lăng xoay chuyển nhẹ nhàng, bật vọt lanh lẹ cùng một khoang ca-bin tạo cảm giác vô cùng thoải mái cho người lái.
Ra đến con đường cao tốc nối Hà Nội với Hải Phòng, tưởng là sẽ “nhẹ đầu” nhưng tình trạng giao thông hỗn loạn tại đây khiến bạn phải hết sức tập trung. Chúng tôi băng lướt qua cả “rừng” công-ten-nơ, thỉnh thoảng giật mình thon thót khi một chiếc xe máy “phục kích” tại những đoạn đường ngang tự phát bất chợt lao sang đường. Đó là chưa kể hàng đoàn xe máy, xe đạp vô tư đi trái đường đổ ra từ các khu công nghiệp.
Dù nguy hiểm, nhưng chúng tôi phần nào cảm thấy yên tâm khi đang ngồi trên một chiếc xe được trang bị những hệ thống an toàn tiên tiến nhất hiện nay. Teana hướng tới sự an toàn cho chủ nhân bằng hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phan khẩn cấp BA, hệ thống kiểm soát cân bằng động VDC, kiểm soát độ bám đường TCS. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng được trải nghiệm sự ưu việt của hệ thống kiểm soát hành trình và ga tự động trong những đoạn đường hạn chế tốc độ.
Lăn bánh trên đường cao tốc, nhưng cũng phải mất đến hơn 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới tới được thành phố Hải Phòng. Yếu tố giúp cả đoàn thoải mái có lẽ là nhờ một không gian nội thất sang trọng và tiện nghi. Mẫu xe thử nghiệm SL của chúng tôi bao gồm tất cả mọi thứ từ ghế da điện có chức năng sưởi, cửa sổ trời, vô lăng sưởi, hệ thống âm thanh Bose, màn hình LCD 5 inch, AM/FM mở nhạc MP3, các cổng kết nối thiết bị đa phương tiện AUX/USB/Bluetooth, hệ thống điều hòa tự động 2 vùng độc lập…
Người và xe cùng “lênh đênh” trên biển
Điểm thú vị trên hành trình bằng xe ôtô ra đảo Cát Bà chính là việc cả người và xe cùng lên phà qua biển. Để đi từ Thành phố Hải Phòng ra đảo Cát Bà bằng xe ôtô, chúng tôi theo đường 356 ra bến phà Đình Vũ sau đó qua phà Đình Vũ sang Ninh Tiếp. Từ đây đi theo đường chính trên đảo Cát Hải đến bến phà Gót, sang Cái Viềng và tiếp tục đi xe thẳng về thị trấn Cát Bà.
Đường từ Hải Phòng ra Bến phà Đình Vũ giờ xuống cấp nhiều do sự tàn phá của hàng ngàn lượt xe tải mỗi ngày. Khung cảnh 2 bên khiến người ta phải nhíu mày hơn là sự thích thú. Những bãi than đen đúa, những cột khói nhả khí trắng đặc sệt lên bầu trời xám ngắt, những bãi tập kết công-ten-nơ xanh, đỏ chất cao như núi.
Chúng tôi đến Đình Vũ cũng đã hơn 12h trưa. Phà giờ được tăng chuyến, tăng công suất động cơ, nên không còn cảnh hàng đoàn xe xếp hàng dài chờ đợi. Cũng chính vì những “cải tiến” đó mà phà Đình Vũ giờ mau chuyến hơn. Sẽ có phà lớn chở ôtô, xe máy khởi hành vào các khung giờ chẵn, phà nhỏ khung giờ lẻ. Cứ 1h đồng hồ là có một chuyến phà. Làm thủ tục nhanh chóng, chúng tôi ra điểm chờ để đi chuyến phà nhỏ lúc 13h.
Phà nhỏ chủ yếu chở xe máy, chỗ của xe hơi chỉ vừa đủ đỗ 2 chiếc. Lái xe cũng phải lên phà thật khéo dưới sự hướng dẫn, nâng kê của nhân viên nhà phà. Đỗ cũng phải thật vừa vặn vào chỗ mà họ “chỉ điểm”. Cái cảm giác cả người và xe cùng lênh đênh trên một chiếc phà nhỏ theo sóng nước dập dềnh ra biển cũng khiến ai hay lo xa thấy “chột dạ”. Thật may là chỉ sau khoảng chưa đầy 1 tiếng, qua 2 lần phà, chúng tôi đã đặt chân lên lãnh địa của đảo Cát Bà một cách an toàn.
Lái xe trên con đường có chiều dài 31km (11km trên đảo Cát Hải, rồi qua phà, đi tiếp 20km trên đảo Cát Bà) là một trải nghiệm tuyệt vời. Cát Hải với những cánh đồng muối, đồng tôm đất đai bằng phẳng. Còn Cát Bà là một đảo đá chen núi, với con đường xuyên đảo quanh co uốn lượn, một bên núi, một bên biển với bãi cát trắng mịn.
Xế chiều, chúng tôi chạm bánh xe vào thị trấn Cát Bà. Đỗ xe vào ven đường trên đỉnh một con dốc, hít một hơi thật sâu mới “cảm” được cái nhẹ nhàng và êm đềm của hòn đảo du lịch độ đầu đông. Chúng tôi thích cái không khí se lạnh này bởi nó làm cho “người tận hưởng” cảm thấy dễ chịu và thoát ly những trầm tư của cuộc sống bộn bề tất bật này.
Đúng như nhiều người đã nhắc chúng tôi khi lên đường: “Cát Bà mùa này sẽ vắng lắm đấy, gió biển lạnh lắm đấy”. Nhưng đó mới là điều chúng tôi tìm kiếm.
XEM ẢNH CHI TIẾT HÀNH TRÌNH CÁT BÀ CÙNG NISSAN TEANA 2.5SL
(Còn tiếp)
Thế Đạt (TTTĐ)Ảnh: Huy Thắng
Lưu ý khi đi trên Quốc lộ 5:
- Chạy đúng tốc độ: Bạn sẽ thường xuyên gặp những biển hạn chế tốc độ. Đừng sốt ruột, hãy tuân thủ, vì chạy đúng tốc độ giúp bạn xử lý tốt hơn những bất trắc trên con đường đầy nguy hiểm này.
- Tập trung lái xe: Lái xe trên Quốc lộ 5, bạn cũng sẽ thường xuyên gặp những chiếc xe máy “phục kích” tại những đoạn đường ngang tự phát bất chợt lao sang đường. Đó là chưa kể hàng đoàn xe máy, xe đạp vô tư đi trái đường đổ ra từ các khu công nghiệp.
- Không vượt phải: Những chiếc công-ten-nơ bị hỏng bất ngờ đỗ ven đường không hề có cảnh báo sẽ là mối nguy lớn nếu bạn cố vượt phải và bị che khuất tầm nhìn.
- Không bám đuôi: Khi lái xe trong điều kiện tầm nhìn hạn chế và có phương tiện đông đúc với những chiếc công-ten-nơ cỡ lớn như trên Quốc lộ 5, bạn cần tăng khoảng cách an toàn lên. Hãy nắm vững quy tắc 3s. Để đơn giản, bạn hãy nhân vận tốc của xe với 3 rồi chia cho 10 - kết quả chính là số mét khoảng cách tối thiểu bạn cần giữ giữa xe của bạn và xe phía trước. Ví dụ, bạn đang đi với vận tốc 60km/h. Vậy bạn cần giữ khoảng cách tối thiểu với xe phía trước là 60 x 3/10 = 18m. Tương tự, nếu bạn đi 80km/h thì bạn cần giữ khoảng cách an toàn ít nhất là 24m. Tuy nhiên, xin lưu ý các bạn, khi lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế (sương mù, mưa to, đường trơn trượt) - bạn cần tăng khoảng cách an toàn lên. Tuyệt đối không "bám đuôi" với xe phía trước. Hãy thận trọng hạn chế tốc độ và giữ khoảng cách thật an toàn.
Lưu ý khi lái xe qua phà:
Hiểm họa khi đỗ xe trên phà giữa sông nước mênh mông là không thể lường trước, mỗi lái xe cần ghi nhớ các nguyên tắc để qua phà an toàn nhất.
1. Lên, xuống phà
Theo quy định của luật giao thông đường bộ, ôtô chỉ lên, xuống phà với duy nhất lái xe bên trong, trừ trường hợp có người già yếu, bệnh tật. Xe xuống trước rồi mới đến người, khi lên thì ngược lại người lên trước rồi mới đến xe nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người khác chẳng may có sự cố bất ngờ.
Những lái xe có kinh nghiệm qua phà thường sử dụng cách lái chéo vào phà. Với cách lái này, với những xe gầm thấp như sedan sẽ tránh được việc sạt gầm, hay phổ biến nhất là hư hại ba-đờ-sốc (cản trước, cản sau). Tuy nhiên cách lái này lại có khó khăn ở việc quan sát, hoặc diện tích phà không đủ. Do đó, nếu phà lạ hoặc chưa có kinh nghiệm, nên nhờ người khác làm xi-nhan từ bên ngoài.
2. Đỗ xe trên phà
Khi đỗ xe trên phà, theo luật giao thông đường bộ, tất cả mọi người phải ra khỏi xe trừ tài xế hoặc người già yếu, bệnh tật không có khả năng. Tài xế nên ở trên xe để kịp thời xử lý nếu chẳng may gặp sự cố bất ngờ.Đỗ xe trên phà là kỹ năng mà mỗi tài xế lại có một cách áp dụng khác nhau. Với xe số sàn, trả về N và phanh tay hay cài số và phanh tay? Với xe số tự động, N và phanh tay hay P và phanh tay?