Cưỡi Vespa cổ qua miền Tây Bắc

lehung-autodaily

Administrator
Tạm biệt cao nguyên, chúng tôi lên đường qua miền Tây Bắc với tham vọng chinh phục 2 đại đỉnh đèo.>> Chinh phục cao nguyên đá bằng Vespa cổ>> “Phượt” xe máy ở thị trấn mù sương>> Cùng Toyota Fortuner vượt cao nguyên đáChào Đông Bắc…Theo lộ trình thì ngày hôm qua đoàn chúng tôi sẽ về tới Hà Giang. Nhưng do thời tiết sương mù và trời tối khá nhanh nên đoàn phải nghỉ lại ở Quản Bạ. Sáng thức dậy, ngó ra cửa sổ thấy những ánh nắng mặt trời đầu tiên ló ra sau ngọn núi. Đã mấy ngày rồi, chúng tôi mới được nhìn thấy ánh mặt trời rực rỡ như vậy. Như tiếp thêm sinh lực cho cả đoàn, vội vã tạm biệt cô chủ khách sạn tốt bụng với những câu chuyện lịch sử về vùng đất này, chúng tôi vượt cổng trời rồi xuôi dốc Bắc Sum tiến về Hà Giang.Từng con dốc, ngọn đèo của miền đá đã lần lượt được chinh phụcDốc Bắc Sum hôm nay khá quang đãng, có lẽ do trời nắng đã xua tan hết mây mù. Đứng trên đỉnh dốc ngắm xuống, cả con dốc dài chừng gần 10km này như một chú rắn khổng lồ đang nằm vắt mình qua triền núi. Người Hà Giang xưa có câu: “Dốc Bắc Sum, hùm Cán Tỷ, phỉ Đồng Văn” để nói về ba sắc thái của ba miền đất cao nguyên. Gài số thấp, thả lỏng tay ga, đoàn chẳng vội vã mà cứ từ từ thả mình theo “con rắn” khổng lồ ấy cho tới khi xuống tận xã Minh Tân nơi kết thúc con dốc. Những đứa trẻ vẫn ngồi vắt vẻo trên thành ta luy đường, những phút giây dừng lại chia cho chúng dăm cái kẹo, chúng tôi lại xuôi về…Góc cua tay áo là "đặc sản" của miền đá Hà GiangTừ Hà Giang, đoàn đi theo quốc lộ 2 ngược hướng về phía Hà Nội, đến ngã ba Bắc Quang thì rẽ phải theo quốc lộ 279 qua Yên Bình rồi ra Phố Ràng. Từ đó ngược quốc lộ 70 lên Lào Cai rồi Sa Pa. Dự tính ban đầu của đoàn là sẽ nghỉ lại Bắc Hà để ngày hôm sau đi một vòng đông bắc Lào Cai qua Si Ma Cai, Pha Long, Mường Khương nhưng theo người dân bản địa thì đoạn đường từ Si Ma Cai lên Pha Long vẫn còn đang thi công, xấu lắm. Tôi biết con đường đó bởi vì cách đây không lâu tôi đã có dịp qua. Đường đất gồ ghề, với nhiều ổ gà ổ voi rất lớn, cộng thêm trời hôm qua vừa mưa sẽ làm cho mặt đường trơn trượt, nhiều hố lầy. Điều này hoàn toàn không thích hợp cho những chú ong của chúng tôi.Quốc lộ 70 vẫn đông đúc xe cộ và người qua lại. Từng đoàn xe siêu trường siêu trọng, xe công ten nơ nối đuôi nhau ôm cua đổ đèo làm ai trong đoàn chúng tôi cũng kinh sợ. Không thể vội vã được, đoàn chúng tôi đi thật chậm, sát lề bên phải đường, và phải luôn giơ tay làm hiệu cho các bác tài lái xe tải đi chậm lại khi qua chúng tôi, bởi con đường khá hẹp, lại có rất nhiều khúc cua liên tiếp nhau. Ai đó có dịp đi qua quốc lộ 70 nối từ Đoan Hùng lên Lào Cai thì hãy chú ý thật kỹ, luôn quan sát thật rộng để đảm bảo không có xe phía trước mỗi khi vượt, tuyệt đối không vượt ở các góc cua, gặp các xe siêu trọng thì luôn làm hiệu để họ nhường đường hoặc đi chậm lại. Nếu phải đi đêm con đường này thì luôn sử dụng đèn pha, cốt để ra tín hiệu cho họ không bật đèn pha khi đi đối diện mình. Tất thảy những điều an toàn nhất của việc di chuyển bằng xe máy phải được tuân thủ nghiêm ngặt nhất khi qua con đường này.Hoa gạo đã nở đỏ một góc trời trên hành trình chúng tôiSa Pa chào đón chúng tôi bằng những cơn gió lạnh buốt thổi lên từ khe núi. Từ lúc còn cách đến cả 20km đã cảm nhận được một Sa Pa lạnh giá. Trời tối dần, trăng đã lên lưng chừng núi. Trăng của ngày rằm sáng trong soi đường cho chúng tôi lên đèo được dễ dàng hơn, và hơn thế chúng là người bạn đồng hành cho đoàn bớt cô quạnh. Cài số 3, ba chiếc xe nối đuôi nhau ngược dốc lên trong đêm. Không quá vội vã, từng cột mốc chỉ số km còn lại được đếm lùi dần cho đến khi đoàn nhìn thấy ánh đèn hắt lên từ thung lũng xuyên qua màn sương mỏng, ai cũng reo mừng vì đã chinh phục thành công. Đoạn đường của ngày hôm nay dài đến hơn 280km, đa phần trong đó là đèo dốc là một điều “phi thường” với những chú ong của chúng tôi.Quả thật, sau chặng đường Hà Giang, rồi qua Tây Bắc, trong 3 chiếc xe của đoàn thì chiếc PX 200E tỏ ra là một đấng “đàn anh”. Với dung tích đến 200 phân khối, máy được làm lại mới hoàn toàn, cộng thêm sử dụng lốp bánh 10 (đường kính bánh xe là 10 inch) làm cho nó mạnh mẽ khi vượt dốc và êm ái khi lướt trên đường bằng phẳng.Thứ 2 có lẽ là chiếc Sprint đời 1967, không thua kém PX là bao nhiêu, cỗ máy của chiếc xe được mệnh danh là “vua nước rút” này đã giúp chúng bám đuổi PX một cách quyết liệt. Thứ ba là tôi với chiếc Super đời 1966. Sử dụng bánh 8 nhỏ nhắn, cộng thêm phải chở thêm người ngồi sau và hành lý khá nặng nề làm cho chú ong nhỏ nhắn này luôn là kẻ xếp thứ 3 trong hành trình. Nhưng cả đoàn cũng phải bất ngờ với việc leo dốc của nó, dù chở nặng như thế mà vẫn bám đuổi rất sát hai đối thủ hơn hẳn về mọi thứ kia. Tất cả những điều đó đã giúp 3 chú ong luôn sát cánh bên nhau cùng vượt qua miền Đông Bắc bí ẩn.Hội ngộ những người bạnTrên suốt hành trình hơn 5 ngày vừa qua, đoàn đã có dịp hội ngộ những người bạn cùng niềm đam mê “xê dịch”. Không hề quen biết, gặp nhau giữa đường, đôi khi là đang đi ngược chiều nhau, vẫy tay chào, ngoái lại nhìn biển số xe rồi gọi lên một tiếng. Thế là dừng lại, là bắt tay, là những câu chuyện rôm rả kể cho nhau nghe.Tôi vẫn nhớ rõ anh bạn tên là Thạnh khi đoàn gặp trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng. Anh là người con của đất Khánh Hòa, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Khi tôi gặp, là lúc thấy anh một mình, một xe với biển số 65 đang lúi húi dừng lại để chụp ảnh hẻm vực Tu Sản. Dừng lại và hỏi chuyện. Anh kể tôi nghe về chuyến đi, xuất phát từ quê nhà hôm mồng 2 tết, một mình anh một xe chạy dọc miền đất nước từ miền Nam nắng ấm ra miền Bắc giá lạnh, rồi ngược lên Cao Bằng có thác Bản Giốc nổi tiếng, anh vòng theo đường Bảo Lạc rồi qua Mèo Vạc để lên Lũng Cú. Lại chậm rãi bởi chất giọng miền Nam, anh kể về ước mơ suốt hàng chục năm ấp ủ của mình, từ khi còn là cậu thanh niên đến giờ đã có gia đình và con cái, đến khi tuổi đã ngấp nghé 40 anh mới thực hiện được chuyến đi xuyên Việt thực sự của riêng anh. Vội vã ghi lại thông tin cá nhân, chỉ cho anh tình hình đường xá và lộ trình tiếp theo, cái bắt tay nồng ấm thật chặt, chúng tôi tạm biệt anh và hẹn ngày gặp lại giữa Sài Gòn nắng ấm.Gặp gỡ anh Thạnh, một mình một ngựa xuyên ViệtHay như cuộc hội ngội với người bạn trong hội Jeep Sài Gòn. Khi dừng chân tại Quản Bạ, lúc đang ngồi vệ đường để chờ nhận phòng khách sạn, thoáng nghe tiếng “pạch pạch” đâu đó vọng lại, rồi gần hơn là hai người trên chiếc xe Acma vụt qua, chỉ kịp gọi một tiếng thế là quay lại. Cùng ăn cơm và kể cho nhau câu chuyện về hành trình. Tôi mới biết rằng, bằng chiếc Acma “giả cầy” (thân xe Acma, máy xe Super) của mình, họ cũng xuất phát từ Sài Gòn hôm mồng 4 tết, chạy cùng đoàn Sidecar Sài Gòn ra đến tận Văn Bàn (Lào Cai) thì tách đoàn để chạy Hà Giang, do việc đoàn Sidecar chạy lên Bắc Hà rồi qua Xín Mần, đoạn đường đó là đoạn đường offroad nên Acma không chạy được.Tôi nghe họ kể về việc phải thay vài chiếc lốp trong suốt hành trình ra đây, việc họ phải dự trữ xăng như thế nào, việc phải điều khiển chiếc Acma giả cầy này làm sao để có thể leo được dốc Bắc Sum, cả việc họ sung sướng biết chừng nào khi chạm ngõ Hà Giang, chạm ngõ được Quạn Bạ và sắp tới là Yên Minh, là Lũng Cú, là Mã Pì Lèng, là còn nhiều hơn nữa những địa danh họ sắp đi qua. Trao đổi cho nhau những kinh nghiệm chạy dòng xe “sờ cút tơ” bánh nhỏ này cho chặng đường phía trước, những chỗ nào cần dừng lại, cần chú ý điều gì khi đi sương mù, đường trượt… chúng tôi lại tạm biệt nhau để kẻ ngược người xuôi.Đã có lúc tôi nghĩ rằng hành trình của chúng tôi là hành trình kết nối đam mê…Theo Autocar Việt Nam
 
Back
Top