lehung-autodaily
Administrator
Mối lo này càng tăng thêm gấp bội sau khi kế hoạch Brexit của Thủ tướng Anh Theresa May đã bị quốc hội nước này bác bỏ. Việc này làm dấy lên lo ngại nước Anh sắp phải rời EU trong hỗn loạn.
Với mô hình sản xuất tức thời (just in time), về cơ bản, Rolls-Royce chỉ nhập linh kiện khi cần và không lưu kho linh kiện, phụ tùng quá 24 giờ. Bên cạnh đó, với việc phải mất 800 giờ để chế tạo một chiếc xe siêu sang của Rolls-Royce cũng tiềm ẩn nguy cơ sản xuất bị đình trệ do bị gián đoạn về nguồn cung phụ tùng. Chính vì vậy, dù Chính phủ Anh có đạt được thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) hay không, dây chuyền sản xuất của Rolls-Royce vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Brexit.
Rolls-Royce Phantom 2018
Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nước Anh không đạt được thỏa thuận Brexit, Rolls-Royce đã bắt đầu hướng dẫn các nhà cung cấp quy trình nhập khẩu mới như nhập khẩu một số linh kiện, phụ tùng qua đường hàng không thay vì đường biển. Ngoài ra, Rolls-Royce cũng lên sẵn kế hoạch ngừng sản xuất trong hai tuần đầu tiên của tháng 4/2019.
"Bạn có thể lên kế hoạch cho mọi thứ, nhưng bạn không thể lưu trữ phụ tùng trong kho suốt nhiều tuần, và nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn, dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Chỉ cần thiếu một bộ phận, bạn sẽ không thể hoàn thành một chiếc xe”, CEO Müller-Ötvös bày tỏ sự lo lắng.
Để sản xuất xe, Rolls-Royce phải nhập khẩu khoảng 32.000 phụ tùng từ hơn 600 nhà cung cấp khác nhau trên toàn thế giới. Mặc dù là thương hiệu xe siêu sang của Anh quốc nhưng Rolls-Royce hiện chỉ sản xuất được 8% phụ tùng tại quê nhà. Trung bình mỗi ngày, công ty thực hiện 35 chuyến xe vận chuyển phụ tùng ở khắp nước Anh để đảm bảo sự thông suốt của hoạt động sản xuất.
Dù lo lắng Brexit có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của Rolls-Royce, nhưng trước mắt thương hiệu xe siêu sang thuộc sở hữu của tập đoàn Đức vẫn quyết định không rời khỏi Anh.
Theo Mueller-Oetvoes, sẽ không có chuyện Rolls-Royce rời dây chuyển sản xuất ra khỏi Anh. Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm có nhiều khách hàng ở nước ngoài thậm chí còn sẵn sàng bay tới Anh để cùng ngồi với các các kỹ sư và các nhà thiết kế của hãng vẽ ra một chiếc xe trong giấc mơ cũng như chứng kiến cách Rolls-Royce hiện thực hóa giấc mơ đó.
Năm ngoái, doanh số bán hàng của Rolls-Royce đã lập kỷ lục mới với 4.107 xe bán ra trên toàn cầu, tăng 20% so với năm 2017. Đòn bẩy cho sự bùng nổ doanh số này là việc ra mắt mẫu Phantom thế hệ thứ 8 cũng như việc chiếc SUV siêu sang Cullinan được giao đến tay người dùng ngay trước thời điểm cuối năm.
Trang Nguyễn (forum.autodaily.vn)
Với mô hình sản xuất tức thời (just in time), về cơ bản, Rolls-Royce chỉ nhập linh kiện khi cần và không lưu kho linh kiện, phụ tùng quá 24 giờ. Bên cạnh đó, với việc phải mất 800 giờ để chế tạo một chiếc xe siêu sang của Rolls-Royce cũng tiềm ẩn nguy cơ sản xuất bị đình trệ do bị gián đoạn về nguồn cung phụ tùng. Chính vì vậy, dù Chính phủ Anh có đạt được thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) hay không, dây chuyền sản xuất của Rolls-Royce vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Brexit.
Rolls-Royce Phantom 2018
Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nước Anh không đạt được thỏa thuận Brexit, Rolls-Royce đã bắt đầu hướng dẫn các nhà cung cấp quy trình nhập khẩu mới như nhập khẩu một số linh kiện, phụ tùng qua đường hàng không thay vì đường biển. Ngoài ra, Rolls-Royce cũng lên sẵn kế hoạch ngừng sản xuất trong hai tuần đầu tiên của tháng 4/2019.
"Bạn có thể lên kế hoạch cho mọi thứ, nhưng bạn không thể lưu trữ phụ tùng trong kho suốt nhiều tuần, và nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn, dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Chỉ cần thiếu một bộ phận, bạn sẽ không thể hoàn thành một chiếc xe”, CEO Müller-Ötvös bày tỏ sự lo lắng.
Để sản xuất xe, Rolls-Royce phải nhập khẩu khoảng 32.000 phụ tùng từ hơn 600 nhà cung cấp khác nhau trên toàn thế giới. Mặc dù là thương hiệu xe siêu sang của Anh quốc nhưng Rolls-Royce hiện chỉ sản xuất được 8% phụ tùng tại quê nhà. Trung bình mỗi ngày, công ty thực hiện 35 chuyến xe vận chuyển phụ tùng ở khắp nước Anh để đảm bảo sự thông suốt của hoạt động sản xuất.
Dù lo lắng Brexit có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của Rolls-Royce, nhưng trước mắt thương hiệu xe siêu sang thuộc sở hữu của tập đoàn Đức vẫn quyết định không rời khỏi Anh.
Theo Mueller-Oetvoes, sẽ không có chuyện Rolls-Royce rời dây chuyển sản xuất ra khỏi Anh. Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm có nhiều khách hàng ở nước ngoài thậm chí còn sẵn sàng bay tới Anh để cùng ngồi với các các kỹ sư và các nhà thiết kế của hãng vẽ ra một chiếc xe trong giấc mơ cũng như chứng kiến cách Rolls-Royce hiện thực hóa giấc mơ đó.
Năm ngoái, doanh số bán hàng của Rolls-Royce đã lập kỷ lục mới với 4.107 xe bán ra trên toàn cầu, tăng 20% so với năm 2017. Đòn bẩy cho sự bùng nổ doanh số này là việc ra mắt mẫu Phantom thế hệ thứ 8 cũng như việc chiếc SUV siêu sang Cullinan được giao đến tay người dùng ngay trước thời điểm cuối năm.
Trang Nguyễn (forum.autodaily.vn)