thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Yên tâm về giá
Xe ôm – dịch vụ chở người bằng xe máy từ lâu đã trở thành một “món đặc sản” ở thành phố Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Văn hóa xe máy cộng với sự tiện lợi của xe ôm khi người dân muốn di chuyển trong các quãng đường ngắn, đi vào ngõ ngách... đã khiến xe ôm như là một loại phương tiện phổ biến. Tuy nhiên, điều khiến khách đi xe lo ngại nhất đối với dịch vụ xe ôm là chúng không có tổ chức, “giá mỗi nơi một kiểu, mỗi người một phách”, đến những nơi lạ hay bị chèo kéo, “chặt chém” thậm chí là lừa đảo.
Loại hình dịch vụ xe ôm mới đã thu hút sự chú ý của nhiều người[/i]
Gần đây trên địa bàn Hà Nội xuất hiện một loại hình dịch vụ xe ôm mới đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Đây là dịch vụ sử dụng xe máy có tổ chức, gắn thêm đồng hồ tính cước ở phía trước, có bảng giá phía sau, có đường dây nóng để khách hàng phản ánh, nhân viên ăn mặc đồng phục, thái độ thân thiện, lái xe an toàn.
Anh Trần Ngọc Tú (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Lần đầu tiên nhìn thấy những chiếc xe ôm thân thiện, tôi không khỏi ngạc nhiên về cách thức “biến tấu" nó. Vẫn là xe máy, nhưng chúng có khả năng tính tiền tự động, có cả mắt thần, GPS định vị chẳng khác nào một chiếc taxi chuyên nghiệp. Nhân viên thì ăn vận đồng phục của Công ty, nhìn là đã muốn đi rồi”.
Xe có gắn đồng hồ tính cước và niêm yết giá [/i]
Chị Nguyễn Hương Giang (Quỳnh Mai, Hà Nội) thì lại “ưng” dịch vụ này ở mức giá. “Theo mình thấy họ ghi trên cái kính trước xe thì đi dưới 1 km đầu là 6.000 đồng/km; từ km tiếp theo cho tới km thứ 6 giá 6.000 đồng/km, từ km thứ 7 tới km thứ 13 giá 5.000 đồng/km, từ km thứ 13 trở đi giá chỉ còn 4.000 đồng/km. Theo mức giá này, tôi chỉ phải trả số tiền bằng 2/3 so với đi của mấy bác xe ôm đầu ngõ” – chị Giang nói.
Giá rẻ đã đành, theo chị Hoa ở Hạ Hòa, Phú Thọ thì quan trọng là yên tâm về giá, không sợ bị chặt chém, chèo kéo. “Mình ở tỉnh ngoài, mỗi lần về Hà Nội, ra khỏi bến xe Mỹ Đình là bị hỏi đi đâu, về đâu, mà nhìn thấy mấy ông đó cũng chả dám đi. Giờ ra bến xe, thấy mấy đội xe ôm đồng phục, lái xe trông rất tử tế, không cần mặc cả, cứ ngồi lên xe yên tâm mà đi vì đã có cái đồng hồ nó ghi tiền rành rành ra đấy”.
Xe ôm có đồng hồ tính cước đang trở thành loại xe ôm văn minh và đáng để nhân rộng[/i]
Rõ ràng, sau thời gian khá dài hoạt động, cùng với sự phản hồi tích cực từ người dân, xe ôm có đồng hồ tính cước đang trở thành loại xe ôm văn minh và đáng để nhân rộng.
Xe ôm kiểu “pờ-rồ”
Kiểu xe ôm “lạ” và chuyên nghiệp này đã bắt đầu xuất hiện ở TP.HCM, sau đó là Hà Nội, và cho đến nay, một số thành phố lớn như Đà Nẵng, Vinh cũng đã có những đội “taxi ôm”.
Các lái xe được trang bị đồng phục từ màu áo, mũ bảo hiểm in tên công ty, đến thẻ nhân viên...[/i]
Về cơ bản, các Công ty “xe ôm” hoạt động theo phương thức khá giống nhau. Họ sử dụng những chiếc xe máy có gắn thiết bị định vị GPS, mắt hồng ngoại cảm biến và bộ đồng hồ tính cước theo km như taxi.
Các lái xe được trang bị đồng phục từ màu áo, mũ bảo hiểm in tên công ty, đến thẻ nhân viên. Hầu hết họ đều là sinh viên làm thêm nửa buổi tại công ty, được hỗ trợ ăn uống, xăng xe. Ngoài ra, nhân viên của công ty còn đang hưởng mức lương cứng 3 - 4 triệu đồng/người/tháng cùng các khoản vượt định mức, chạy ngoài giờ.
Bạn Phương (lái xe ôm Công ty Bình An) chia sẻ: “Em làm xe ôm được hai tháng rồi. Em đang học Đại học, đến trường nói là làm xe ôm mà bạn bè cứ tưởng nói đùa. Bản thân em thì cảm thấy may mắn vì được làm công việc không quá nặng nhọc nên vẫn có thời gian học. Xe công ty cấp, xăng họ đổ. Chở khách như bọn em được chia 30 – 70. Tiền lương một tháng cũng đủ cho bọn em chi tiêu, học hành”.
“Taxi ôm” được coi là hình thức vận chuyển mới, tính tiền với khách hàng minh bạch và lái xe an toàn[/i]
Với hình thức xe ôm chuyên nghiệp, đội xe ôm thân thiện đảm nhiệm tất cả các loại dịch vụ vận tải như: đưa đón học sinh, sinh viên, vận chuyển hàng, đón khách theo yêu cầu qua tổng đài...
“Taxi ôm” được coi là hình thức vận chuyển mới, tính tiền với khách hàng minh bạch và lái xe an toàn. Điều này cũng mở ra một mô hình quản lý xe ôm mang tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh vận tải ở Hà Nội.
Thế Đạt (TTTĐ)
Ảnh: Lê Thắng
Xe ôm – dịch vụ chở người bằng xe máy từ lâu đã trở thành một “món đặc sản” ở thành phố Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Văn hóa xe máy cộng với sự tiện lợi của xe ôm khi người dân muốn di chuyển trong các quãng đường ngắn, đi vào ngõ ngách... đã khiến xe ôm như là một loại phương tiện phổ biến. Tuy nhiên, điều khiến khách đi xe lo ngại nhất đối với dịch vụ xe ôm là chúng không có tổ chức, “giá mỗi nơi một kiểu, mỗi người một phách”, đến những nơi lạ hay bị chèo kéo, “chặt chém” thậm chí là lừa đảo.
Gần đây trên địa bàn Hà Nội xuất hiện một loại hình dịch vụ xe ôm mới đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Đây là dịch vụ sử dụng xe máy có tổ chức, gắn thêm đồng hồ tính cước ở phía trước, có bảng giá phía sau, có đường dây nóng để khách hàng phản ánh, nhân viên ăn mặc đồng phục, thái độ thân thiện, lái xe an toàn.
Anh Trần Ngọc Tú (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Lần đầu tiên nhìn thấy những chiếc xe ôm thân thiện, tôi không khỏi ngạc nhiên về cách thức “biến tấu" nó. Vẫn là xe máy, nhưng chúng có khả năng tính tiền tự động, có cả mắt thần, GPS định vị chẳng khác nào một chiếc taxi chuyên nghiệp. Nhân viên thì ăn vận đồng phục của Công ty, nhìn là đã muốn đi rồi”.
Chị Nguyễn Hương Giang (Quỳnh Mai, Hà Nội) thì lại “ưng” dịch vụ này ở mức giá. “Theo mình thấy họ ghi trên cái kính trước xe thì đi dưới 1 km đầu là 6.000 đồng/km; từ km tiếp theo cho tới km thứ 6 giá 6.000 đồng/km, từ km thứ 7 tới km thứ 13 giá 5.000 đồng/km, từ km thứ 13 trở đi giá chỉ còn 4.000 đồng/km. Theo mức giá này, tôi chỉ phải trả số tiền bằng 2/3 so với đi của mấy bác xe ôm đầu ngõ” – chị Giang nói.
Giá rẻ đã đành, theo chị Hoa ở Hạ Hòa, Phú Thọ thì quan trọng là yên tâm về giá, không sợ bị chặt chém, chèo kéo. “Mình ở tỉnh ngoài, mỗi lần về Hà Nội, ra khỏi bến xe Mỹ Đình là bị hỏi đi đâu, về đâu, mà nhìn thấy mấy ông đó cũng chả dám đi. Giờ ra bến xe, thấy mấy đội xe ôm đồng phục, lái xe trông rất tử tế, không cần mặc cả, cứ ngồi lên xe yên tâm mà đi vì đã có cái đồng hồ nó ghi tiền rành rành ra đấy”.
Rõ ràng, sau thời gian khá dài hoạt động, cùng với sự phản hồi tích cực từ người dân, xe ôm có đồng hồ tính cước đang trở thành loại xe ôm văn minh và đáng để nhân rộng.
Xe ôm kiểu “pờ-rồ”
Kiểu xe ôm “lạ” và chuyên nghiệp này đã bắt đầu xuất hiện ở TP.HCM, sau đó là Hà Nội, và cho đến nay, một số thành phố lớn như Đà Nẵng, Vinh cũng đã có những đội “taxi ôm”.
Về cơ bản, các Công ty “xe ôm” hoạt động theo phương thức khá giống nhau. Họ sử dụng những chiếc xe máy có gắn thiết bị định vị GPS, mắt hồng ngoại cảm biến và bộ đồng hồ tính cước theo km như taxi.
Các lái xe được trang bị đồng phục từ màu áo, mũ bảo hiểm in tên công ty, đến thẻ nhân viên. Hầu hết họ đều là sinh viên làm thêm nửa buổi tại công ty, được hỗ trợ ăn uống, xăng xe. Ngoài ra, nhân viên của công ty còn đang hưởng mức lương cứng 3 - 4 triệu đồng/người/tháng cùng các khoản vượt định mức, chạy ngoài giờ.
Bạn Phương (lái xe ôm Công ty Bình An) chia sẻ: “Em làm xe ôm được hai tháng rồi. Em đang học Đại học, đến trường nói là làm xe ôm mà bạn bè cứ tưởng nói đùa. Bản thân em thì cảm thấy may mắn vì được làm công việc không quá nặng nhọc nên vẫn có thời gian học. Xe công ty cấp, xăng họ đổ. Chở khách như bọn em được chia 30 – 70. Tiền lương một tháng cũng đủ cho bọn em chi tiêu, học hành”.
Với hình thức xe ôm chuyên nghiệp, đội xe ôm thân thiện đảm nhiệm tất cả các loại dịch vụ vận tải như: đưa đón học sinh, sinh viên, vận chuyển hàng, đón khách theo yêu cầu qua tổng đài...
“Taxi ôm” được coi là hình thức vận chuyển mới, tính tiền với khách hàng minh bạch và lái xe an toàn. Điều này cũng mở ra một mô hình quản lý xe ôm mang tính chuyên nghiệp cao trong kinh doanh vận tải ở Hà Nội.
Thế Đạt (TTTĐ)
Ảnh: Lê Thắng