lehung-autodaily
Administrator
Đối với người chơi xe, chiếc xe của mình luôn là khối tài sản lớn, do vậy việc thay đổi hay sửa chữa đều cần được phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nhiều loại xe máy được tung ra thị trường chỉ được trang bị hệ thống chiếu sáng khá đơn giản, nên nhiều người đã quyết định độ thêm một dải đèn LED cho chiếc xe giá trị của mình, nhằm làm tăng thêm tính thẩm mỹ và phá cách hơn so với bản nguyên gốc. Ngoài ra, việc độ thêm đèn ban ngày cũng hầu như chỉ mang tính chất làm đẹp và không ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng nguyên bản của xe.
Những chiếc xe thường được ưa chuộng để "độ" LED phần lớn là xe tay ga cỡ lớn[/i]
Thực tế tại Việt Nam, việc độ thêm cho chiếc xe của mình một dải đèn LED luôn là nâng cấp được giới chơi xe ưa chuộng, bởi ngoài tính thẩm mỹ cao, độ đèn còn làm gia tăng sự an toàn cho người lái và chiếc xe. Nó cũng có tác dụng biến thành đèn chạy ban ngày mà khá nhiều dòng xe ở Việt Nam không được tích hợp. Đèn chạy ban ngày sẽ giúp người chạy đối diện có thể thấy bạn trong nhiều tính huống khác nhau. Mặt khác, đèn LED được phát triển theo công nghệ bán dẫn nên cần rất ít năng lương để phát sáng.
Đèn LED được phát triển theo công nghệ bán dẫn nên cần rất ít năng lương để phát sáng[/i]
Thông thường, những chiếc xe có cụm đèn demi với khoang chóa lớn như Honda PCX và Honda SH sẽ được ưa chuộng để “tùy biến” lại phần đèn ban ngày nhất. Từ những chóa đèn nguyên bản đó, người thợ độ đèn sẽ bắt buộc phải tiến hành cắt đi một số chi tiết trong choá đèn để đưa vào một dải LED và tạo hình theo yêu cầu của chủ nhân của chiếc xe. Dĩ nhiên, điều này sẽ khiến chiếc xe không thể quay về dạng đèn nguyên bản, trừ khi được thay thế hoàn toàn bằng một cụm chóa nguyên bản khác, do đó, người dùng cần cân nhắc vấn đề này trước khi quyết định độ đèn LED cho chiếc xe của mình.
Việc đầu tiên khi tiến hành “độ” đèn LED cho một chiếc xe máy, đó là phải tháo rời phần chóa và kính đèn nguyên bản. Tiếp tục, để có thể trực tiếp “tùy biến” phần chóa đèn bên trong, người thợ độ đèn sẽ cần tách rời phần kính và phần chóa phía trong. Với đa số những chiếc xe không quá cũ kỹ, việc này không gây ra nhiều khó khăn, khi chỉ cần hơ nóng lớp keo ở mép đèn và khéo léo tháo các lẫy chốt xung quanh cụm đèn là đã có thể tháo rời những chi tiết của cụm đèn cơ bản.
Chóa đèn nguyên bản đã được tháo rời hoàn toàn[/i]
Ngay sau đó, những lớp lúp nhựa phục vụ cho hệ thống đèn ban ngày nguyên bản cũng được lược bỏ, chỉ giữ lại một lớp chóa nhựa phía ngoài cho việc tùy biến và tạo hình. Sau khi lược bỏ và giữ lại những gì cần thiết, tất cả các chi tiết đều được làm sạch trước khi tiến hành quá trình độ lại.
Những chi tiết được giữ lại và làm sạch[/i]
Phần chóa ngoài cùng nguyên bản của chiếc xe, sẽ được tái sử dụng trong việc làm khuôn của dải đèn LED. Tuy nhiên người thợ độ sẽ không thể dùng được ngay lớp chóa này.
Bắt đầu tùy biến lại phần khuôn, bề mặt nguyên bản của lớp chóa ngoài được cắt bỏ hoàn toàn, sau đó được mài nhẵn và làm sạch. Sau cùng, một lớp Mica có độ dày vừa phải sẽ được ghép vào bề mặt vừa được cắt bỏ, và được đánh phẳng phiu bằng một chút bả.
Người thợ độ đèn tiến hành cắt bỏ bề mặt phần khuôn nguyên bản và thay bằng một lớp Mica trong[/i]
Kế tiếp sẽ là công việc tạo hình khối cho dải LED. Toàn bộ công đoàn này sẽ được thiết kế và tinh chỉnh kỹ càng trên máy tính, trước khi được đưa ra và tạo hình trên phần khuôn. Sau khi đã hoàn thành công đoạn thiết kế và đo đạc đúng kích cỡ của dải LED trên xe. Phần tạo hình của khuôn sẽ được người thợ độ in ra trên một lớp giấy dán nilon (decal) mỏng.
Công đoạn thiết kế được tinh chỉnh và đo đạc kỹ càng bằng máy tính, trước khi được in ra giấy decal[/i]
Cụm khuôn và lớp decal sẽ được nhúng qua một lớp dung dịch nước tẩy rửa, để tạo độ kết dính vừa phải khi dán lên phần khuôn. Sau đó người thợ độ sẽ cẩn thận đưa lớp decal dán lên phần khuôn và đợi cho đến khi khô hẳn.
Vệ sinh bề mặt Mica trước khi dán giấy tạo hình dải LED[/i]
Công việc định vị dải LED trở nên khá dễ dàng bởi kích thước của giấy decal đã được đo đạc sẵn[/i]
Sau khi hoàn thành, lớp decal sẽ nhanh chóng bám dính trên bề mặt phần khuôn làm từ Mica[/i]
Sau khi lớp decal đã khô hẳn, người thợ sẽ nhẹ nhàng bóc những nét decal thừa trên phần khuôn, để lại những nét decal là những nét LED được tạo hình sẵn. Lúc này lớp decal được kết dính khá chắc chắn trên bề mặt Mica, tuy nhiên sẽ không để lại bất cứ lớp keo dính nào trên bề mặt phần khuôn khi bóc ra. Những khe hình tròn sẽ được người thợ khéo léo bố trí và khoan trên nền Mica để ghép những loại bóng đèn trang trí khác.
Khi lớp decal đã bám chắc chắn trên bề mặt Mica, người thợ độ sẽ loại bỏ những vùng decal thừa đã được cắt sẵn, để lại những nét tạo hình LED theo ý muốn[/i]
Công đoạn cuối trong việc tạo khuôn hình cho dải LED, chính là phủ một lớp sơn đen lên bề mặt phần khuôn. Lớp sơn này sẽ chặn sáng những phần thừa, ngoại trừ vùng được dán decal sẽ được dẫn sáng. Thời gian để lớp sơn này khô là khoảng 10 phút đến 15 phút.
Người thợ cần phủ lên phần khuôn một lớp sơn đen dầy đồng đều và vừa đủ[/i]
Kiểm tra lại độ dày của lớp sơn sau khi hoàn thành[/i]
Phần khuôn sau khi đã hoàn thành sẽ được để ở nơi khô ráo cho đến khi bề mặt sơn khô hoàn toàn[/i]
Trong thời gian chờ đợi lớp sơn này khô, người thợ sẽ tiến hành định vị những dải LED phát sáng vào phía bên trong chóa đèn. Trên thị trường có khá nhiều chủng loại về đèn LED, đa phần được nhập về từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền bỉ và tuổi thọ cao của phần đèn LED, cửa hàng MD Ledtech cho biết, những dải LED được sử dụng cho những chiếc xe này có xuất xứ từ thị trường Hàn Quốc, có chất lượng cao.
Người thợ khéo léo đặt những dải LED có độ dài cừa đủ vào bên trong chóa đèn[/i]
Bên trong phần chóa nguyên bản, những dải LED này được cố định bằng một lớp keo dán chịu nhiệt và một loại hồ dán chuyên dụng. Để đảm bảo dải LED sáng đồng đều khi hoàn thiện, những dải LED được bố trí đồng đều, dày đặc bên cạnh nhau. Ngoài việc tạo hình của phần khuôn LED, đây cũng là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao.
Những cuộn dây điện khác biệt về màu sắc được sử dụng để phân biệt nguồn điện dương và nguồn điện âm, dân trong nghề thường gọi đơn giản chúng là dây "mát" và dây "lửa"[/i]
Những dải LED được hàn nối với nhau một cách rất tỉ mỉ và cẩn thận[/i]
Tiếp đến, người thợ sẽ dùng máy hàn và kết nối những dải LED này lại với nhau. Tại một bàn làm việc khá đơn giản, những cuộn dây với màu sắc khác nhau được người thợ sử dụng để phân biệt nguồn điện dương, âm một cách dễ dàng. Những màu LED phát sáng thường được sử dụng nhất là màu trắng, đỏ, hoặc màu vàng dùng cho chức năng xi-nhan.
Bàn làm việc ngổn ngang với nhiều dụng cụ, nhưng hoàn toàn là những nguyên liệu cần thiết trong quá trình hàn mạch[/i]
Những dải LED được hàn nối với nhau bằng những khớp nối cần phải có sự chắc chắn, có khả năng chịu sự rung động cao, phù hợp với mọi điều kiện di chuyển, vậy nên người thợ độ bắt buộc phải thật cẩn thận trong khâu này. Mọi thao tác đều được làm rất cẩn thận. Phút chốc, người thợ lại nâng bút hàn lên và kiểm tra lại toàn bộ những mối hàn trước để chắc rằng sẽ không có bất kỳ nào vấn đề nào xảy ra sau khi hoàn thiện.
Những mạch LED sau khi đã hoàn thành công đoạn hàn nối[/i]
Sau khi hoàn thiện công đoạn hàn mạch, cũng là lúc lớp sơn trên phần khuôn đã bám dính và khô hoàn toàn. Công việc lúc này chỉ là nhẹ nhàng loại bỏ những lớp decal còn lại, hiện ra sẽ là những nét LED sắc sảo trên nền Mica. Sau khi đã bóc hết những lớp decal cuối cùng, người thợ sẽ dùng dung dịch đánh bóng là làm sạch những nét LED trên Mica, để đảm bảo sự trong trẻo và dẫn sáng hoàn toàn khi tiến hành lắp ghép với phần chóa đèn đã được ghép mạch sẵn.
Sau khi lớp sơn đen trên bề mặt phần khuôn đã khô, người thợ độ chỉ cần nhẹ nhàng bóc những lớp decal còn lại, và những dải LED theo thiết kế ban đầu sẽ hiện ra một cách sắc nét[/i]
Sau đó, người thợ sẽ kiểm tra lại những nét tạo hình và vệ sinh chúng thêm một lần nữa[/i]
Bên cạnh những hình khối LED đã được thiết kế trước đó, người chơi xe cũng có thể yêu cầu trang trí thêm dải đèn ban ngày của mình bằng những chóa đèn có kích cỡ nhỏ, thường dùng trong công nghệ làm đèn ban ngày của ôtô như bóng đèn o’block, bóng đèn X-look. Những bóng đèn này có nhiều bóng (tim LED) được bố trí bên trong, mang lại hiệu ứng nhận biết khá tốt vào ban ngày, ngoài ra có thể chuyển sang ánh sáng màu vàng cho mục đích xi-nhan.
Những sợi dây điện được hàn nối chắc chắn với những bóng đèn trang trí[/i]
Bóng đèn này sẽ được ghép vào những khe tròn được khoan sẵn trên nền Mica và được cố định bằng keo chuyên dụng. Sau cùng, người thợ hàn sẽ tiến hành nối mạch của bóng đèn trang trí với mạch chính phía trong phần chóa đèn.
Những bóng đèn trang trí được cố định bởi một lớp keo chuyên dụng[/i]
Lúc này, những công đoạn chính đã cơ bản hoàn thành. Người thợ độ sẽ ghép lại hoàn chỉnh phần khuôn và phần chóa đèn. Sau đó, họ sẽ kiểm tra lại kỹ càng hiệu quả chiếu sáng bằng một nguồn điện sẵn có ở bên ngoài trước khi cố định phần chóa và khuôn LED.
Với một nguồn điện sẵn có bên ngoài, người thợ sẽ kiểm tra lại mọi chi tiết như độ sáng, sự đồng đều và ổn định của dải đèn trước khi cố định chúng trở lại[/i]
Sau khi chắc chắn rằng mọi thứ đã rất chắc chắn và ổn định, người thợ sẽ ráp lại phần kính ngoài của cụm đèn LED và lắp ráp chúng lên xe với sự hỗ trợ của máy hấp thay vì lắp ráp thủ công như trước đây. Công đoạn hấp bằng máy cũng giúp việc chống nước cho đèn, đảm bảo vận hành trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Thành quả là một diện mạo mới cho phần đầu xe, dải LED được bố trí hợp lý, xuất hiện như những tiểu vệ tinh xung quanh đèn pha.
Anh Vũ Quốc Tuấn – chủ nhân của trung tâm độ đèn xe máy MD Ledtech cho biết, độ đèn LED là thay đổi được rất nhiều người chơi xe lựa chọn bởi sự bền bỉ và tuổi thọ của dải LED rất cao. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến kết cấu và các chức năng an toàn khác của chiếc xe. Bên cạnh đó, thời gian hoàn thiện cho mỗi xe chỉ là khoảng hai tiếng liên tục làm việc.
Hiện nay, thị trường đã có sẵn khá nhiều mẫu đèn LED với đa dạng kiểu dáng và chất lượng, và cũng không hề khó để tìm một địa chỉ độ đèn LED cho xe máy. Với việc độ đèn xe thêm dải đèn LED, mức giá sẽ dao động từ giá tầm từ 2 - 3 triệu đồng cho một bộ đèn ban ngày cho xe máy, tùy vào từng loại đèn và độ khó khi thực hiện.
Trung Hiếu (Trithucthoidai.vn)
Thực tế tại Việt Nam, việc độ thêm cho chiếc xe của mình một dải đèn LED luôn là nâng cấp được giới chơi xe ưa chuộng, bởi ngoài tính thẩm mỹ cao, độ đèn còn làm gia tăng sự an toàn cho người lái và chiếc xe. Nó cũng có tác dụng biến thành đèn chạy ban ngày mà khá nhiều dòng xe ở Việt Nam không được tích hợp. Đèn chạy ban ngày sẽ giúp người chạy đối diện có thể thấy bạn trong nhiều tính huống khác nhau. Mặt khác, đèn LED được phát triển theo công nghệ bán dẫn nên cần rất ít năng lương để phát sáng.
Thông thường, những chiếc xe có cụm đèn demi với khoang chóa lớn như Honda PCX và Honda SH sẽ được ưa chuộng để “tùy biến” lại phần đèn ban ngày nhất. Từ những chóa đèn nguyên bản đó, người thợ độ đèn sẽ bắt buộc phải tiến hành cắt đi một số chi tiết trong choá đèn để đưa vào một dải LED và tạo hình theo yêu cầu của chủ nhân của chiếc xe. Dĩ nhiên, điều này sẽ khiến chiếc xe không thể quay về dạng đèn nguyên bản, trừ khi được thay thế hoàn toàn bằng một cụm chóa nguyên bản khác, do đó, người dùng cần cân nhắc vấn đề này trước khi quyết định độ đèn LED cho chiếc xe của mình.
Việc đầu tiên khi tiến hành “độ” đèn LED cho một chiếc xe máy, đó là phải tháo rời phần chóa và kính đèn nguyên bản. Tiếp tục, để có thể trực tiếp “tùy biến” phần chóa đèn bên trong, người thợ độ đèn sẽ cần tách rời phần kính và phần chóa phía trong. Với đa số những chiếc xe không quá cũ kỹ, việc này không gây ra nhiều khó khăn, khi chỉ cần hơ nóng lớp keo ở mép đèn và khéo léo tháo các lẫy chốt xung quanh cụm đèn là đã có thể tháo rời những chi tiết của cụm đèn cơ bản.
Ngay sau đó, những lớp lúp nhựa phục vụ cho hệ thống đèn ban ngày nguyên bản cũng được lược bỏ, chỉ giữ lại một lớp chóa nhựa phía ngoài cho việc tùy biến và tạo hình. Sau khi lược bỏ và giữ lại những gì cần thiết, tất cả các chi tiết đều được làm sạch trước khi tiến hành quá trình độ lại.
Phần chóa ngoài cùng nguyên bản của chiếc xe, sẽ được tái sử dụng trong việc làm khuôn của dải đèn LED. Tuy nhiên người thợ độ sẽ không thể dùng được ngay lớp chóa này.
Bắt đầu tùy biến lại phần khuôn, bề mặt nguyên bản của lớp chóa ngoài được cắt bỏ hoàn toàn, sau đó được mài nhẵn và làm sạch. Sau cùng, một lớp Mica có độ dày vừa phải sẽ được ghép vào bề mặt vừa được cắt bỏ, và được đánh phẳng phiu bằng một chút bả.
Người thợ độ đèn tiến hành cắt bỏ bề mặt phần khuôn nguyên bản và thay bằng một lớp Mica trong[/i]
Kế tiếp sẽ là công việc tạo hình khối cho dải LED. Toàn bộ công đoàn này sẽ được thiết kế và tinh chỉnh kỹ càng trên máy tính, trước khi được đưa ra và tạo hình trên phần khuôn. Sau khi đã hoàn thành công đoạn thiết kế và đo đạc đúng kích cỡ của dải LED trên xe. Phần tạo hình của khuôn sẽ được người thợ độ in ra trên một lớp giấy dán nilon (decal) mỏng.
Cụm khuôn và lớp decal sẽ được nhúng qua một lớp dung dịch nước tẩy rửa, để tạo độ kết dính vừa phải khi dán lên phần khuôn. Sau đó người thợ độ sẽ cẩn thận đưa lớp decal dán lên phần khuôn và đợi cho đến khi khô hẳn.
Sau khi lớp decal đã khô hẳn, người thợ sẽ nhẹ nhàng bóc những nét decal thừa trên phần khuôn, để lại những nét decal là những nét LED được tạo hình sẵn. Lúc này lớp decal được kết dính khá chắc chắn trên bề mặt Mica, tuy nhiên sẽ không để lại bất cứ lớp keo dính nào trên bề mặt phần khuôn khi bóc ra. Những khe hình tròn sẽ được người thợ khéo léo bố trí và khoan trên nền Mica để ghép những loại bóng đèn trang trí khác.
Khi lớp decal đã bám chắc chắn trên bề mặt Mica, người thợ độ sẽ loại bỏ những vùng decal thừa đã được cắt sẵn, để lại những nét tạo hình LED theo ý muốn[/i]
Công đoạn cuối trong việc tạo khuôn hình cho dải LED, chính là phủ một lớp sơn đen lên bề mặt phần khuôn. Lớp sơn này sẽ chặn sáng những phần thừa, ngoại trừ vùng được dán decal sẽ được dẫn sáng. Thời gian để lớp sơn này khô là khoảng 10 phút đến 15 phút.
Trong thời gian chờ đợi lớp sơn này khô, người thợ sẽ tiến hành định vị những dải LED phát sáng vào phía bên trong chóa đèn. Trên thị trường có khá nhiều chủng loại về đèn LED, đa phần được nhập về từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền bỉ và tuổi thọ cao của phần đèn LED, cửa hàng MD Ledtech cho biết, những dải LED được sử dụng cho những chiếc xe này có xuất xứ từ thị trường Hàn Quốc, có chất lượng cao.
Bên trong phần chóa nguyên bản, những dải LED này được cố định bằng một lớp keo dán chịu nhiệt và một loại hồ dán chuyên dụng. Để đảm bảo dải LED sáng đồng đều khi hoàn thiện, những dải LED được bố trí đồng đều, dày đặc bên cạnh nhau. Ngoài việc tạo hình của phần khuôn LED, đây cũng là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao.
Tiếp đến, người thợ sẽ dùng máy hàn và kết nối những dải LED này lại với nhau. Tại một bàn làm việc khá đơn giản, những cuộn dây với màu sắc khác nhau được người thợ sử dụng để phân biệt nguồn điện dương, âm một cách dễ dàng. Những màu LED phát sáng thường được sử dụng nhất là màu trắng, đỏ, hoặc màu vàng dùng cho chức năng xi-nhan.
Những dải LED được hàn nối với nhau bằng những khớp nối cần phải có sự chắc chắn, có khả năng chịu sự rung động cao, phù hợp với mọi điều kiện di chuyển, vậy nên người thợ độ bắt buộc phải thật cẩn thận trong khâu này. Mọi thao tác đều được làm rất cẩn thận. Phút chốc, người thợ lại nâng bút hàn lên và kiểm tra lại toàn bộ những mối hàn trước để chắc rằng sẽ không có bất kỳ nào vấn đề nào xảy ra sau khi hoàn thiện.
Những mạch LED sau khi đã hoàn thành công đoạn hàn nối[/i]
Sau khi hoàn thiện công đoạn hàn mạch, cũng là lúc lớp sơn trên phần khuôn đã bám dính và khô hoàn toàn. Công việc lúc này chỉ là nhẹ nhàng loại bỏ những lớp decal còn lại, hiện ra sẽ là những nét LED sắc sảo trên nền Mica. Sau khi đã bóc hết những lớp decal cuối cùng, người thợ sẽ dùng dung dịch đánh bóng là làm sạch những nét LED trên Mica, để đảm bảo sự trong trẻo và dẫn sáng hoàn toàn khi tiến hành lắp ghép với phần chóa đèn đã được ghép mạch sẵn.
Bên cạnh những hình khối LED đã được thiết kế trước đó, người chơi xe cũng có thể yêu cầu trang trí thêm dải đèn ban ngày của mình bằng những chóa đèn có kích cỡ nhỏ, thường dùng trong công nghệ làm đèn ban ngày của ôtô như bóng đèn o’block, bóng đèn X-look. Những bóng đèn này có nhiều bóng (tim LED) được bố trí bên trong, mang lại hiệu ứng nhận biết khá tốt vào ban ngày, ngoài ra có thể chuyển sang ánh sáng màu vàng cho mục đích xi-nhan.
Những sợi dây điện được hàn nối chắc chắn với những bóng đèn trang trí[/i]
Bóng đèn này sẽ được ghép vào những khe tròn được khoan sẵn trên nền Mica và được cố định bằng keo chuyên dụng. Sau cùng, người thợ hàn sẽ tiến hành nối mạch của bóng đèn trang trí với mạch chính phía trong phần chóa đèn.
Lúc này, những công đoạn chính đã cơ bản hoàn thành. Người thợ độ sẽ ghép lại hoàn chỉnh phần khuôn và phần chóa đèn. Sau đó, họ sẽ kiểm tra lại kỹ càng hiệu quả chiếu sáng bằng một nguồn điện sẵn có ở bên ngoài trước khi cố định phần chóa và khuôn LED.
Sau khi chắc chắn rằng mọi thứ đã rất chắc chắn và ổn định, người thợ sẽ ráp lại phần kính ngoài của cụm đèn LED và lắp ráp chúng lên xe với sự hỗ trợ của máy hấp thay vì lắp ráp thủ công như trước đây. Công đoạn hấp bằng máy cũng giúp việc chống nước cho đèn, đảm bảo vận hành trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Thành quả là một diện mạo mới cho phần đầu xe, dải LED được bố trí hợp lý, xuất hiện như những tiểu vệ tinh xung quanh đèn pha.
Anh Vũ Quốc Tuấn – chủ nhân của trung tâm độ đèn xe máy MD Ledtech cho biết, độ đèn LED là thay đổi được rất nhiều người chơi xe lựa chọn bởi sự bền bỉ và tuổi thọ của dải LED rất cao. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến kết cấu và các chức năng an toàn khác của chiếc xe. Bên cạnh đó, thời gian hoàn thiện cho mỗi xe chỉ là khoảng hai tiếng liên tục làm việc.
Hiện nay, thị trường đã có sẵn khá nhiều mẫu đèn LED với đa dạng kiểu dáng và chất lượng, và cũng không hề khó để tìm một địa chỉ độ đèn LED cho xe máy. Với việc độ đèn xe thêm dải đèn LED, mức giá sẽ dao động từ giá tầm từ 2 - 3 triệu đồng cho một bộ đèn ban ngày cho xe máy, tùy vào từng loại đèn và độ khó khi thực hiện.
Trung Hiếu (Trithucthoidai.vn)