Lạc vào kho xe máy phế liệu lớn nhất miền Tây
Qua khỏi ngã 3 Trung Lương không bao xa, các bãi xe phế liệu xuất hiện khá nhiều trước mắt chúng tôi. Mỗi bãi tập kết có diện tích không phải là nhỏ.
Kho xe máy phế liệu lớn nhất miền Tây.[/i]
Trong vai một người đi buôn hàng phụ tùng xe máy cũ, tôi được tiếp xúc với Nhân – một trong số những người giữ kho xe mà theo quan sát của tôi là gần như lớn nhất tại nơi này. Nhân cho biết, hầu hết xe có mặt tại bãi đều là xe qua thanh lý, không có giấy đăng kiểm, những mặt hàng ở đây đều được bán theo “đồ món” (bán từng bộ phận) hoặc bán cả chiếc.
Khuôn viên bãi xe phế liệu của Nhân ước chừng phải hơn 700m2 với phần phía trước đa số là xe “nghĩ là có thể chạy được” còn phía sau thì đúng bản chất là “kho xác xe”.
Tất cả xe ở đây đều đã khá cũ, mục nát, tuy có những chiếc có thể xem là tạm được thì máy móc đều hoen rỉ, ố vàng theo thời gian. Thậm chí, có những chiếc bị vứt chỏng chơ, dây leo phủ kín. Nơi đây, đa phần là những loại Dream, Wave của Trung Quốc là chính nhưng vẫn có cơ số Spacy (Honda), Nouvo (Yamaha), Cub hoặc các loại xe côn tay thời Xô Viết. Nhiều chiếc xe có những cái tên lạ hoắc, ít người biết đến và chúng hầu như đã bị tháo các bộ phận vốn có của mình.
Điều tôi khá lưu ý là rất nhiều xe bị cưa ngang đôi phần sườn, sau khi tìm hiểu sâu hơn từ lời của Nhân, tôi mới biết đó là loại xe được thanh lý từ công an, với lý do gì đó bị giữ lại nhưng không có giấy tờ hợp pháp, khi đem đấu giá thanh lý thì họ sẽ phải cắt đôi phần sườn này ra thậm chí còn đục mất cả số khung nhằm tránh tình trạng lưu thông. Anh này cho biết thêm, đây còn là khu vực này được xem như là “kho chính” tập trung nhiều các loại xe thanh lý theo lô ở khu vực miền Tây.
Nơi “xẻ thịt” xe máy
Tạm biệt Nhân với lý do đến tham khảo, tôi đi đến nơi thứ 2 mà theo hướng dẫn của anh này là chuyên “xẻ thịt” để bán phụ tùng. Nơi này không to như nơi của Nhân nhưng người ra vào tấp nập hơn, cảnh tượng cũng náo nhiệt hơn và điều ấn tượng với tôi nhất là các loại sườn xe và đồ nhựa được chất thành…núi.
Ông Phương - người có ngoại hình mang dáng dấp một lão nông cùng những đường nếp của thời gian khắc họa trên khuôn mặt, ít ai ngờ lại là chủ của cả cơ sở này.
Không vồn vã như Nhân, ông Phương cứ để chúng tôi vào ra mà không hỏi han gì, bởi chắc có lẽ ông đã quá quen với việc khách lạ tò mò vào tìm một món hàng mà họ cần ở đây.
Bên trong, tiếng va đập vang lên chát chúa từng hồi, tiếng máy cưa, tiếng người hòa lẫn nhau nhưng vẫn không làm huyên náo nổi cái không gian rộng lớn này. Tất cả các mặt hàng phụ tùng như: phuộc, mâm, vành, đèn, bình xăng con,… đều được sắp xếp ở những nơi cố định, riêng biệt. Tôi chỉ mất khoảng 5 phút để định hình được cái sơ đồ này.
Phụ tùng ở đây được kêu giá từ vài chục đến vài trăm, ai thích món nào cứ lấy món đó rồi chủ sẽ xem xét mà kêu giá chứ không hề có mức giá cố định. Hàng hóa nơi đây bán theo kiểu…hên xui, không có bảo hành, có gì thì mang ra đổi lại hoặc mang theo đồ nghề mà thử chứ không có thử tại chỗ vì…không có gì để thử.
Vừa rời khỏi “bãi” ông Phương thì tôi nhận tin báo từ một người bạn rằng, Bến Tre cũng có một kho xe như vậy. Tức tốc tôi quay xe về Bến Tre để đến địa điểm thứ 3 dưới cái năng oi ả của trời mùa hạ.
Nơi này khác hẳn 2 nơi trước là đa số toàn là xe tay ga: Spacy, Attila,…và có cả những chiếc Excel của SYM đình đám một thời. Khuôn viên này khá rộng, cũng tương tự như nơi của Nhân nhưng lại được phân ngạch rõ ràng từng khu riêng.
Đón tiếp tôi là những ánh mắt dò xét của những người thợ nơi đây. Vẫn trong vai gã đi mua hàng buôn, tôi nhanh chóng tiếp cận được với họ. Anh thợ chuyên tháo phụ tùng xe, mặt lấm lem dầu mỡ cho tôi biết, nơi đây cũng bán đồ món, cũng bán cả con xe không giấy nhưng khác hơn là họ còn bán những chiếc Dream “súp-pe” (supper) lên đến hơn 12 triệu/chiếc, những chiếc Cub cánh én đến 7-9 triệu/chiếc.
Tôi không biết những bãi xe như thế này đã tồn tại từ lâu chưa nhưng tôi cứ trăn trở bởi những chiếc xe không giấy, những món phụ tùng, những bộ máy mà người mua họ sẽ làm gì? Họ sử dụng? Hay họ dùng để sửa chữa những chiếc xe 3 không (không đèn, không còi, không giấy) dùng làm xe thồ nhan nhản ngoài phố? Hay thậm chí có thể dùng vào những việc làm phi pháp?
Không biết đúng - sai thế nào, chỉ biết rằng những kho, bãi xe phế liệu vẫn tồn tại ở đây hàng chục năm nay, và theo thời gian cũng như nhu cầu đa dạng của người mua, chúng ngày càng “phình” to ra.
Nhật Thanh (Trithucthoidai)
Qua khỏi ngã 3 Trung Lương không bao xa, các bãi xe phế liệu xuất hiện khá nhiều trước mắt chúng tôi. Mỗi bãi tập kết có diện tích không phải là nhỏ.
Trong vai một người đi buôn hàng phụ tùng xe máy cũ, tôi được tiếp xúc với Nhân – một trong số những người giữ kho xe mà theo quan sát của tôi là gần như lớn nhất tại nơi này. Nhân cho biết, hầu hết xe có mặt tại bãi đều là xe qua thanh lý, không có giấy đăng kiểm, những mặt hàng ở đây đều được bán theo “đồ món” (bán từng bộ phận) hoặc bán cả chiếc.
Khuôn viên bãi xe phế liệu của Nhân ước chừng phải hơn 700m2 với phần phía trước đa số là xe “nghĩ là có thể chạy được” còn phía sau thì đúng bản chất là “kho xác xe”.
Tất cả xe ở đây đều đã khá cũ, mục nát, tuy có những chiếc có thể xem là tạm được thì máy móc đều hoen rỉ, ố vàng theo thời gian. Thậm chí, có những chiếc bị vứt chỏng chơ, dây leo phủ kín. Nơi đây, đa phần là những loại Dream, Wave của Trung Quốc là chính nhưng vẫn có cơ số Spacy (Honda), Nouvo (Yamaha), Cub hoặc các loại xe côn tay thời Xô Viết. Nhiều chiếc xe có những cái tên lạ hoắc, ít người biết đến và chúng hầu như đã bị tháo các bộ phận vốn có của mình.
Điều tôi khá lưu ý là rất nhiều xe bị cưa ngang đôi phần sườn, sau khi tìm hiểu sâu hơn từ lời của Nhân, tôi mới biết đó là loại xe được thanh lý từ công an, với lý do gì đó bị giữ lại nhưng không có giấy tờ hợp pháp, khi đem đấu giá thanh lý thì họ sẽ phải cắt đôi phần sườn này ra thậm chí còn đục mất cả số khung nhằm tránh tình trạng lưu thông. Anh này cho biết thêm, đây còn là khu vực này được xem như là “kho chính” tập trung nhiều các loại xe thanh lý theo lô ở khu vực miền Tây.
Nơi “xẻ thịt” xe máy
Tạm biệt Nhân với lý do đến tham khảo, tôi đi đến nơi thứ 2 mà theo hướng dẫn của anh này là chuyên “xẻ thịt” để bán phụ tùng. Nơi này không to như nơi của Nhân nhưng người ra vào tấp nập hơn, cảnh tượng cũng náo nhiệt hơn và điều ấn tượng với tôi nhất là các loại sườn xe và đồ nhựa được chất thành…núi.
Ông Phương - người có ngoại hình mang dáng dấp một lão nông cùng những đường nếp của thời gian khắc họa trên khuôn mặt, ít ai ngờ lại là chủ của cả cơ sở này.
Không vồn vã như Nhân, ông Phương cứ để chúng tôi vào ra mà không hỏi han gì, bởi chắc có lẽ ông đã quá quen với việc khách lạ tò mò vào tìm một món hàng mà họ cần ở đây.
Bên trong, tiếng va đập vang lên chát chúa từng hồi, tiếng máy cưa, tiếng người hòa lẫn nhau nhưng vẫn không làm huyên náo nổi cái không gian rộng lớn này. Tất cả các mặt hàng phụ tùng như: phuộc, mâm, vành, đèn, bình xăng con,… đều được sắp xếp ở những nơi cố định, riêng biệt. Tôi chỉ mất khoảng 5 phút để định hình được cái sơ đồ này.
Phụ tùng ở đây được kêu giá từ vài chục đến vài trăm, ai thích món nào cứ lấy món đó rồi chủ sẽ xem xét mà kêu giá chứ không hề có mức giá cố định. Hàng hóa nơi đây bán theo kiểu…hên xui, không có bảo hành, có gì thì mang ra đổi lại hoặc mang theo đồ nghề mà thử chứ không có thử tại chỗ vì…không có gì để thử.
Vừa rời khỏi “bãi” ông Phương thì tôi nhận tin báo từ một người bạn rằng, Bến Tre cũng có một kho xe như vậy. Tức tốc tôi quay xe về Bến Tre để đến địa điểm thứ 3 dưới cái năng oi ả của trời mùa hạ.
Nơi này khác hẳn 2 nơi trước là đa số toàn là xe tay ga: Spacy, Attila,…và có cả những chiếc Excel của SYM đình đám một thời. Khuôn viên này khá rộng, cũng tương tự như nơi của Nhân nhưng lại được phân ngạch rõ ràng từng khu riêng.
Đón tiếp tôi là những ánh mắt dò xét của những người thợ nơi đây. Vẫn trong vai gã đi mua hàng buôn, tôi nhanh chóng tiếp cận được với họ. Anh thợ chuyên tháo phụ tùng xe, mặt lấm lem dầu mỡ cho tôi biết, nơi đây cũng bán đồ món, cũng bán cả con xe không giấy nhưng khác hơn là họ còn bán những chiếc Dream “súp-pe” (supper) lên đến hơn 12 triệu/chiếc, những chiếc Cub cánh én đến 7-9 triệu/chiếc.
Tôi không biết những bãi xe như thế này đã tồn tại từ lâu chưa nhưng tôi cứ trăn trở bởi những chiếc xe không giấy, những món phụ tùng, những bộ máy mà người mua họ sẽ làm gì? Họ sử dụng? Hay họ dùng để sửa chữa những chiếc xe 3 không (không đèn, không còi, không giấy) dùng làm xe thồ nhan nhản ngoài phố? Hay thậm chí có thể dùng vào những việc làm phi pháp?
Không biết đúng - sai thế nào, chỉ biết rằng những kho, bãi xe phế liệu vẫn tồn tại ở đây hàng chục năm nay, và theo thời gian cũng như nhu cầu đa dạng của người mua, chúng ngày càng “phình” to ra.
Nhật Thanh (Trithucthoidai)