Ford đã nỗ lực bảo vệ môi trường như thế nào?

Trong 25 năm qua, nền kinh tế của khu vực châu Á đã duy trì tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, mang đến cơ hội mới cho hàng trăm triệu lao động. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ phát triển ngành sản xuất lắp ráp cũng đã đặt ra cho khu vực rất nhiều thách thức trong vấn đề bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh chính quyền, các cộng đồng và mỗi cá nhân đều chung tay giải quyết vấn đề này, bản báo cáo của Ford cho thấy công ty đã áp dụng những kinh nghiệm bảo vệ môi trường như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Andy Hobbs, Giám đốc Toàn cầu Văn phòng Chất lượng Môi trường của Ford cho biết: “Những nhà máy tại châu Á – Thái Bình Dương là nơi hội tụ tất cả những kinh nghiệm của Ford trong hơn 100 năm trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô. Nhiều nhà máy của chúng tôi đã hoạt động tại đây gần một thập kỉ và là nơi áp dụng những thành tựu phát triển bền vững mà chúng tôi liên tục học hỏi trong thời gian qua”.
sanand-plant-water-conservation.jpg
Những nhà máy tại châu Á – Thái Bình Dương là nơi hội tụ tất cả những kinh nghiệm của Ford trong hơn 100 năm trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô[/i]
Henry Ford luôn muốn xây dựng nhà máy gần các con sông để hoạt động giao thông vận tải trở nên dễ dàng hơn. Quan điểm này vẫn được công ty áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới, kết hợp với việc cắt giảm lượng chất thải công nghiệp độc hại để bảo vệ nguồn nước gần các nhà máy trong sạch hơn. Hobbs cho biết: “Khi xây dựng nhà máy tại châu Á – Thái Bình Dương, chúng tôi đã đưa ra những quy định rõ ràng trong sản xuất để góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên.”
Kể từ năm 2000, Ford thường xuyên công bố Báo cáo Phát triển Bền vững nhằm ghi lại những đóng góp của công ty trong các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng bầu không khí, bảo tồn thiên nhiên. Đồng thời, các bản báo cáo cũng đề ra các hướng giải quyết mới để cải thiện hoạt động kinh doanh, ví dụ như giảm lượng nước trong sản xuất hay đào tạo hướng dẫn các đối tác trong dây chuyền cung ứng.
Báo cáo Phát triển Bền vững của Ford trong năm 2016 – 2017 đã nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của công ty trong hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm:
Giảm 50% lượng nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp
Chỉ có 1% lượng nước trên Trái đất có thể được sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Chính vì thế, việc tiết kiệm tài nguyên nước là ưu tiên hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Trong 7 năm qua, với việc tái sử dụng nước sản xuất, tối ưu hóa sự vận hành của tháp giải nhiệt cùng nhiều công nghệ tiên tiến khác, Ford đã thành công trong việc giảm 50% lượng nước tiêu tốn trong quá trình sản xuất một chiếc xe hơi, hướng tới ngừng sử dụng nước ngọt trong hoạt động sản xuất và lắp ráp trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
ftm-1.jpg

Ford đã thành công trong việc giảm 50% lượng nước tiêu tốn trong quá trình sản xuất một chiếc xe hơi[/i]
Ford quyết định gia nhập Hiệp hội Doanh nghiệp vì Tài nguyên nước và Khí hậu “Bảo vệ Sự an toàn của Nguồn nước” nhằm hỗ trợ phân tích và đưa ra biện pháp ứng phó với những mối đe dọa đối với nguồn nước. Đồng thời, Ford cũng áp dụng những chiến lược tiết kiệm và nâng cao chất lượng nước trong quá trình sản xuất trực tiếp.
Tại Việt Nam, nhà máy của Ford tại Hải Dương đã tái chế và tái sử dụng gần 370.000 mét khối nước trong năm 2016. Nhà máy thậm chí còn tái sử dụng lượng nước được dùng để mô phỏng mưa bão trong quá trình kiểm tra chất lượng của những chiếc xe.
Không chất thải công nghiệp
82 nhà máy của Ford trên khắp thế giới, trong đó có 13 nhà máy tại châu Á – Thái Bình Dương đã thành công trong việc ngừng tạo ra chất thải công nghiệp trong quá trình sản xuất. Các nhà máy được chứng nhận không tạo ra rác thải sẽ góp phần xóa sổ những bãi rác công nghiệp tại khu vực này. Để đạt được mục tiêu này, Ford đã thực hiện rất nhiều giải pháp như phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải và tăng cường sử dụng bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường.
ftm-3.jpg
13 nhà máy tại châu Á – Thái Bình Dương đã thành công trong việc ngừng tạo ra chất thải công nghiệp trong quá trình sản xuất[/i]
Rác thải công nghiệp là một trong những thách thức lớn của các thị trường thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi rất nhiều thành phố phải đối mặt với sự ô nhiễm từ việc chôn lấp rác thải. Vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại Trung Quốc – nơi sở hữu một trong những bãi phế thải lớn nhất thế giới. Nhận biết được thực trạng này, vào năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu đưa lượng chất thải công nghiệp về mức không tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh vào năm 2020.
Áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Tuy nhiên, khi đặt ra mục tiêu phát triển bền vững, các nhà máy của Ford tại châu Á cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Đối với các nhà máy tại khu vực này, việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu hàng năm sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với nhà máy đã hoạt động được nửa thế kỉ của Ford tại Dearborn, Michigan. Hobbs cho biết: “Những nhà máy tại châu Á hoạt động rất tốt, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đòi hỏi các kĩ sư phải đưa ra những phát kiến mới để các nhà máy vận hành hiệu quả hơn.”
changan-ford-hangzhou-paint-shop.jpg
Các kĩ sư của Ford tại nhà máy Changan, Trùng Khánh đã áp dụng thành công công nghệ sơn 3-Wet trong năm 2016 vừa qua[/i]
Những cải tiến về công nghệ đã và đang được áp dụng rộng rãi tại Trung Quốc. Các kĩ sư của Ford tại nhà máy Changan, Trùng Khánh đã áp dụng thành công công nghệ sơn 3-Wet trong năm 2016 vừa qua. Công nghệ này giúp nâng cao khả năng chống chịu và vẻ đẹp của lớp sơn, đồng thời giảm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, dự án này còn giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi giúp cắt giảm tới 10 triệu kilowatt giờ mỗi năm – tương đương với lượng điện được sử dụng hàng năm bởi 18.600 người dân tại Trung Quốc.
Liên kết và hợp tác với các đối tác cung ứng
Ban đầu chỉ với 25 thành viên vào năm 2015, đến giờ Ford đã phối hợp với 40 nhà cung ứng tại 40 quốc gia khác nhau – trong chương trình Hợp tác vì Môi trường Trong sạch hơn” (PACE) nhằm chung tay giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất tới môi trường. PACE là cầu nối để Ford cung cấp các giải pháp và công cụ giám sát, giúp các đối tác theo dõi và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của họ.
“Giúp các chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả là một phần kế hoạch của chúng tôi nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất tới môi trường. So với những nỗ lực riêng lẻ, việc các doanh nghiệp liên kết và hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp hoạt động bảo vệ môi trường đạt hiệu quả gấp 10 lần.” Hobbs cho biết.
Một doanh nghiệp có trách nhiệm
Mới đây, Ford đã được vinh danh là “Công ty Đạo đức nhất thế giới” năm thứ 8 liên tiếp, đồng thời cũng là hãng xe ô tô duy nhất nhận được danh hiệu này từ trước đến nay.
changan-ford-hangzhou-plant-3.jpg
Ford đang tiếp tục làm việc với những nhà lãnh đạo trên khắp thế giới để hỗ trợ giảm thiểu hiệu ứng nhà kính[/i]
“Biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiệm trọng đối với đời sống con người. Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với những nhà lãnh đạo trên khắp thế giới để hỗ trợ giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.” Bill Ford, Chủ tịch Ford Motor cho biết. “Bước vào kỉ nguyên mới với những phương tiện và cơ sở hạ tầng thông minh như dịch vụ thuê xe, vận tải đa phương thức và dịch vụ vận tải công cộng, chúng tôi đang nắm bắt mọi cơ hội để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống của con người.”
Tự hào với những thành tựu đạt được trong 20 năm qua, Ford vẫn không ngừng nỗ lực để tiến xa hơn trên hành trình phát triển bền vững của mình.
Bill Ford chia sẻ trong đoạn phim: “Chúng tôi đã trải qua một hành trình dài và sẽ tiếp tục tiến xa hơn nữa. Trách nhiệm của chúng tôi là xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và trả ơn thiên nhiên vì những gì thiên nhiên đã ban cho con người.”
anhduc_car (forum.autodaily.vn)
 
Back
Top