lehung-autodaily
Administrator
Autodaily giới thiệu tới bạn đọc câu chuyện về Gunther Holtorf – người đã lái xe 800.000 km vòng quanh thế giới trên chiếc xe Mercedes-Benz 300 GD đời 1988.Marco Polo (1254 – 1324) là thương nhân và nhà thám hiểm của thành Venice, đã thực hiện một chuyến đi kéo dài 21 năm (1274 – 1295) đến Trung Á và xa hơn nữa. Từ câu chuyện của Marco Polo sống ở thế kỉ 13, chúng ta sẽ theo dòng thời gian để đến cuối thế kỉ 20, và đến tận thời điểm hiện tại để gặp Gunther Holtorf – người đã lái xe trên 800.000 km vòng quanh thế giới trên chiếc xe Mercedes-Benz 300 GD đời 1988. Đây là chiếc xe trung thành và đáng tin cậy mà vợ chồng ông đã đặt tên là ‘Otto.” Câu chuyện của Gunther W. Holtorf quả là một sự ca tụng cho mối quan hệ bền lâu và độc nhất ông có với Mercedes-Benz G-Class.Gunther W. Holtorf bên chiếc Mercedes-Benz 300 GD đời 1988Gunther W. Holtorf là đại diện hải ngoại của Lufthansa và sau đó là giám đốc điều hành của Hapag Lloyd. Ông đã được thấy nhiều miền đất trên thế giới nhưng không thực sự được thưởng lãm một cách trọn vẹn. Sở thích du lịch bắt đầu khi ông làm việc ở Argentina. Thời gian ở Nam Mỹ, ông có thể dành những kì nghỉ đi trên một chiếc Mercedes-Benz W 123-series, xuyên qua những khu rừng nhiệt đới, và đặc biệt hơn là băng qua dòng sông chia cách Brazil với Guyana. Sau đó ông chuyển công tác đến Indonesia. Trong thời gian ở Jakarta, ông đã được khám phá gần như mọi ngõ ngách của đất nước này. Nhưng như ông nhớ lại, chưa bao giờ ông có đủ thời gian để du lịch trong cảnh nhàn nhã.Ông Holtorf và vợHoltorf thường dành 6 tháng mỗi năm cho các chuyến đi, và một vài tháng ở quê nhà - ở gần Munich, Đức. 22 năm trước, ở vào tuổi 53, ông quyết định làm một điều gì đó khác biệt trong cuộc đời của mình."Hoặc làm một công việc bình thường cho đến khi không còn sức để làm nữa, hoặc từ bỏ đúng lúc – và đó chính là điều tôi đã làm", Holtorf nhớ lại."Sau thời gian làm việc cho Lufthansa tại Nam Mỹ và những nước khác, lựa chọn hợp lí đầu tiên ngoài bay là một thứ gì đó gắn với mặt đất”. Ông khởi hành một chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 1990.Hành trình của Gunther Holtorf tính đến năm 2009Gunther Holtorf không biết chính xác mình đã dùng hết bao nhiêu cuốn hộ chiếu trong 22 năm qua. Tuy nhiên chúng đã được đóng trên 200 dấu thị thực xuất nhập cảnh tại các biên giới trên khắp thế giới."Qua trải nghiệm với chiếc xe W 123 yêu quý của mình (hiện ông vẫn còn giữ nó), tôi hiểu rõ rằng sức mạnh chỉ là yêu cầu thứ yếu. Một chuyến đi dạng này đòi hỏi khả năng chạy được trên nhiều địa hình, và trên hết là phải có đô bền cao." “Otto” đã chứng tỏ nó đạt được cả hai yêu cầu đó. Tính riêng trong 5 năm, nó đã chạy đến 200.000 km trên châu Mỹ mà không cần bất kì một chăm sóc đặc biệt nào.Với phương châm chỉ giữ lại những gì thiết yếu, Gunther Holtorf tháo dỡ hệ thống điều hòa không khí và cũng không dùng đến những trang bị hiện đại.Bắt đầu từ Frankfurt, ông cùng vợ đi qua châu Phi, vận chuyển chiếc xe đến Nam Mỹ và chạy xe qua Argentina xuôi xuống Tierra del Fuego và ngược lên lục địa Bắc Mỹ để đến Alaska.Một kì Giáng sinh, ông bà và “Otto” tổ chức trong một vùng bùn lầy rừng rậm ở Brazil, trong khi những lúc khác, họ vượt qua những con đèo cao 5.000 m ở Bolivia, hay băng qua vùng Tenere hoang vu bất tận giữa lòng Sahara, hay vượt những dòng sông trong rừng nhiệt đới với những chuyến phà ọp ẹp. Chiếc G-Class vượt qua những hoàn cảnh đó một cách dễ dàng.Theo lời ông Gunther Holtorf, “Chiếc G-Class tuy cũ nhưng máy của nó đơn giản và hoàn toàn đáng tin cậy. Từ kinh nghiệm của mình trong ngành hàng không, tôi đã biết được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng dự phòng, nghĩa là thay thế những bộ phận cũ mòn theo lịch trình đều đặn chứ không đợi đến khi chúng hỏng hẳn. Những năm qua, chiếc xe gần như không gây cho chúng tôi một trục trặc nào. Gần như mọi thứ của chiếc xe là nguyên bản. Chúng tôi chỉ phải thay cho chiếc xe những lò xo và nhíp chống sốc mạnh hơn để chịu được tổng tải trọng trên 3 tấn”.Băng qua sa mạc SaharaTrong khi băng qua Sahara, “Otto” được chất thêm 400 kg trên nóc. Hơn 400 phụ tùng lớn bé các loại đem theo đã chứng tỏ chúng vô cùng hữu dụng trên chuyến đi khắp thế giới này. Phụ tùng nhỏ nhất là một vòng đệm của bộ kẹp phanh, nặng và cồng kềnh nhất là một bộ nhíp chống sốc. Ngoài ra, chiếc xe Mercedes-Benz 300 GD động cơ diesel này cũng chở theo những dụng cụ cứu thương, dây thừng, một chiếc tời, đồ nghề sửa xe, các vật dụng thiết yếu khác, chưa kể một đôi lốp dự phòng.Gunther Holtorf cũng xoay xở được mà không cần đến một hệ thống định vị đắt tiền. Ông luôn tìm được đường với chiếc máy định vị GPS Garmin 75 cũ kĩ , một chiếc la bàn và bản đồ. Tuy nhiên, điều đáng kể là ông có khả năng sử dụng những thiết bị này tốt hơn hầu hết mọi người, có lẽ là nhờ vào công việc thứ ba trong sự nghệp của cựu viên chức Lufthansa này. Trong 30 năm, ông cũng đã là một người chuyên vẽ bản đồ của Jakarta.Mùa hè năm 2003, ông để “Otto” lại Melbourne và bay về Đức ba tháng, mang theo hộp số của chiếc xe."Không có gì bất ổn với chiếc hộp số, nhưng vì muốn đi qua Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ trong hai năm rưỡi sắp tới, thì cho nó qua một cuộc kiểm tra tổng quát cũng không thừa”, ông giải thích.Có những lúc, một số đất nước trong hành trình dự kiến của ông không thể xem là những điểm đến an toàn nhất thế giới."Khi có những nguy cơ chiến tranh, chúng tôi bỏ qua khu vực đó. Trong 13 năm qua chúng tôi chưa bao giờ làm gì mạo hiểm một cách không cần thiết, nhưng chúng tôi cũng không làm điều gì khiến mình phải sợ hãi cả", Gunther Holtorf nói.Điểm quan trọng nhất trong triết lí của ông là không khơi dậy sự đố kị ở người khác.“Trên đường, chúng tôi sinh hoạt đơn giản như người dân địa phương. Trong 22 năm của chuyến đi, chúng tôi chỉ một lần ngủ trong một ngôi nhà, đó là với một người bạn ở Mỹ, ngoài ra thì chúng tôi ngủ trong xe hoặc trên võng".Dù là những lữ khách dày dạn nhất trên thế giới, nhưng thú vui “phóng túng” của họ chỉ là nghe nhạc Beethoven.Không gian sinh hoạt của ông HoltorfĐiều thú vị là ông Holtorf ngủ, nấu nướng, ăn uống và cả tắm rửa ở trong hoặc bên cạnh chiếc xe. Khi thời tiết thuận lợi, họ mắc võng để ngủ ngoài trời. Một lựa chọn nữa là chiếc “giường đôi” ấm cúng trong cabin của chiếc G-Class. Họ đã kết hợp ghế sau với khoang hành lí để làm thành một phòng ngủ đủ chỗ cho 2 người nằm thoải mái.Theo dõi kĩ lưỡng chuyến đi của ông Holtorf trong những năm qua, Mercedes-Benz đã bày tỏ ý định muốn có được “Otto” để trưng bày trong bảo tàng mới tại Stuttgart, sau khi ông kết thúc chuyến đi.Năm 2004, Mercedes-Benz đã vận chuyển chiếc xe của ông Holtorfs trở về Đức để tổ chức lễ kỉ niệm 25 năm sản xuất G-Class, dòng xe đã đạt được danh tiếng hoàn hảo về sức mạnh và độ tin cậy trong cả hoạt động dân sự và quân sự trên khắp thế giới.ông Holtorf đã tiếp tục chuyến đi tuyệt diệu này với con trai của mình là MartinTừ khi người vợ qua đời năm 2010, ông Holtorf đã tiếp tục chuyến đi tuyệt diệu này với con trai của mình là Martin – một kĩ sư công nghệ thông tin.Mạnh Tùng (theo PL&XH)