Thử thách đầu tiên
Sáng sớm, như là một thói quen của “dân” hành trình, các thành viên trong đoàn Mercedes G-Class lại kiểm tra kỹ lưỡng “xế cưng” của mình. Có “bác” miệng vừa huýt sáo, vừa lau tỉ mẩn kính chắn gió, đèn pha hay đơn giản là cái logo gắn trên xe. Có anh mở nắp ca-pô mặt chau lại, đắn đo chuyện gì đó. Có chị đi một vòng quanh xe ngắm ngắm, nghía nghía rồi tranh thủ sửa lại tóc khi bóng mình in trên ô cửa.
Kiểm tra "xế cưng" trước mỗi lần khởi hành.[/i]
Vừa từ thị trấn Mai Châu đi ra một đoạn, cả đoàn bỗng bị dồn lại. Tôi tò mò bước lên phía trên xem có chuyện gì. Nó như là phản xạ, cứ khi đoàn dừng lại là mấy người Việt trong đoàn như tôi lại xuống xe nắm tình hình. Vì dẫu các bạn đi chuyên nghiệp nhưng người bản xứ như tôi vẫn dễ giải quyết mọi vấn đề gặp phải hơn.
Hỏi ra mới biết, thì ra người dân địa phương đang cho nổ mìn để phá núi, sửa đường trên quốc lộ 6. Chúng tôi phải đợi 20 phút trước khi có thể tiếp tục khởi hành. Mọi thử ổn nếu như không có cảnh tài xế xe khách địa phương len lỏi để lên phía trước trong khi chúng tôi đang xếp thẳng hàng. Đây được xem là điều vô cùng lạ lùng với khách nước ngoài bởi họ luôn tuân thủ luật giao thông, luôn nhường nhịn để mọi thứ trôi chảy.
Việc lấn làn là điều vô cùng lạ lùng với người nước ngoài.[/i]
Mặc dù mất thời gian để chờ đợi, nhưng thành viên trong đoàn đều cảm thấy thoải mái bởi họ đã quá quen với những tình huống tương tự trong suốt hành trình từ Đức tới Việt Nam. Và họ cũng tranh thủ lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ này trên dải đất hình chữ S.
Sau khi thông đường, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến Mộc Châu, địa danh nổi tiếng với những đồi chè bạt ngàn được sắp đặt theo ý của con người. Một số thành viên trong đoàn có đôi chút không thoải mái bởi họ không được thông báo trước về lộ trình đến nơi đây. Nhưng khi đến với những đồi chè xanh bát ngát, mặt họ như giãn ra, cảm thấy hài lòng và tranh thủ chụp ảnh với “xế cưng”.
Trải nghiệm trên xe trưởng đoàn
Mất khoảng 1 giờ ở đồi chè, đoàn chúng tôi tiếp tục di chuyển đến thành phố Sơn La để dừng nghỉ và ăn trưa. Tuy nhiên, có những thành viên do quá “say” phong cảnh, con người Việt Nam nên họ bỏ qua bữa trưa, và thẳng tiến đến với Sapa. Họ dừng lại bất cứ nơi nào có phong cảnh đẹp và chụp hình lưu niệm.
Chiếc G-Class của trưởng đoàn.[/i]
Sau bữa trưa, tôi quyết định không ngồi chiếc G 300 CDI Professional của Mercedes-Benz Việt Nam mà chuyển sang đồng hành cùng Martin, người sáng lập hội Mercedes-Benz Offroad, nhà tổ chức cũng như trưởng đoàn hành trình từ Đức sang Việt Nam.
Có ngồi trên xe ông mới thấy, quyết định của tôi hoàn toàn chuẩn xác. Chỉ đơn giản bởi Martin hiểu từng “chân tơ kẽ tóc” của dòng G-Class cũng như có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các đoàn Caravan. Và có lẽ vì vậy mà phần lớn thành viên trong đoàn từ Đức tới Việt Nam đều đã đồng ý đi cùng ông trong phần còn lại của chuyến đi vòng quanh thế giới qua 5 châu lục.
Tôi sẽ kể chi tiết với các bạn về chặng đầu tiên của Martin cùng các thành viên trong đoàn sau, nhưng điều mà tôi có thể nhận thấy ngay lập tức là phong cách chuyên nghiệp của Martin. Ông có gần như mọi thứ trên chiếc G-Class đời 2004 của mình, từ nước uống cho đến đồ sửa chữa. Ông chia sẻ với tôi rằng, cả đoàn không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng trong suốt chuyến đi từ Đức tới Việt Nam.
Không gia nhập cùng đoàn từ đầu, nhưng nghe ông kể, tôi cũng cảm thấy yêu dòng G-Class hơn, hiểu rõ hơn về khẩu hiệu “Trends come and go, Legends come and stay, tạm dịch là trào lưu đến rồi đi, chỉ có huyền thoại là tồn tại mãi mãi”.
Hệ thống liên lạc trên chiếc G-Class của Trưởng đoàn. [/i]
Vì là nhà tổ chức, nên trên xe của Martin gần như có đủ mọi phụ tùng. Ông có thể sửa mọi thứ về G-Class. Do đó, ông thường được Mercedes-Benz cử đi đào tạo khách hàng hay những người sử dụng G-Class ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trên xe của Martin, tôi còn đặc biệt ấn tượng với hệ thống liên lạc của ông gồm GPS, định vị vệ tinh… hay một số thiết bị gì đó trông rất hầm hố mà tôi không thể hiểu nó dùng để làm gì.
Ngồi trên xe, Martin không ngớt lời ca ngợi cảnh đẹp của Việt Nam cũng như sự thân thiện người dân. Bên cạnh vị Trưởng đoàn, Thilo Grossmann đến từ Mercedes-Benz Việt Nam cũng thực sự thích thú với cung đường ngày hôm nay. Thilo thích ngắm cảnh bởi anh ấy chưa từng nhìn thấy phong cảnh tương tự trong những hành trình khác.
Cũng giống như hành trình ngày hôm trước, mỗi nơi đi qua, tôi đều bắt gặp những ánh mắt tò mò của người dân bên đường về đoàn G-Class. Có người nói với tôi rằng, hình như xe của các anh là xe quân sự. Một suy nghĩ thoạt nhiên nghe rất buồn cười nhưng sau lại thấy rất đúng bởi quá nửa dòng G-Class được sử dụng cho mục đích quân sự tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đến thị trấn mờ sương
Mặc dù quãng đường ngày hôm nay (19/10) khá dài (570km), nhưng tôi luôn cảm thấy dễ chịu bởi tuyến đường chúng tôi đi qua khá vắng vẻ và không có nhiều xe tải.
Cả đoàn đặc biệt ấn tượng với cảnh đẹp của dãy Hoàng Liên Sơn.[/i]
Từ Mộc Châu, chúng tôi đi theo lộ trình Mường La, Quỳnh Nhai (Sơn La), sang Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), vượt Ô Quy Hồ trước khi đến với Sapa mộng mơ. Ngoài ấn tượng với sự hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, thành viên trong đoàn còn ấn tượng với thủy điện Bản Chát thuộc hai huyện Than Uyên, Tân Uyên.
Dừng ngắm thủy điện Bản Chát.[/i]
Điều đáng tiếc là chúng tôi không được ngắm nhìn đèo Ô Quy Hồ, một trong tứ đại đỉnh đèo, bởi khi đến được nơi này thì trời đã tối.
Đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn hoặc đèo Mây nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D và giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam - gần 50km. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo từng mệnh danh là "vua đèo vùng Tây Bắc".
Sau 11 giờ di chuyển, chúng tôi đến Sapa trong làn sương tĩnh mịch. Thị trấn sương đón chúng tôi khi phố đã thưa người, những quán hàng, cửa hiệu đã cửa đóng, then cài. Việc hợp lý nhất bây giờ có lẽ chỉ là “đắm mình” trong giấc ngủ giữa cái thị trấn miền núi đầy yên bình này.
Ngày mai (20/10), chúng tôi sẽ dành trọn một ngày để trekking khám phá Sapa, tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lối sống của con người nơi đây cũng như cùng đại diện của Mercedes-Benz Việt Nam tặng những món quà thú vị đến từ cho trẻ em nơi vùng cao đây.
[*]Ngày 1 hành trình cùng các “bạn” Mercedes G-Class trên đất Việt
[/list]
[*]Vượt 18.000 km, 10 xe Mercedes-Benz G-Class đến Việt Nam
[/list]
Hoàng Tuấn (TTTĐ)
Sáng sớm, như là một thói quen của “dân” hành trình, các thành viên trong đoàn Mercedes G-Class lại kiểm tra kỹ lưỡng “xế cưng” của mình. Có “bác” miệng vừa huýt sáo, vừa lau tỉ mẩn kính chắn gió, đèn pha hay đơn giản là cái logo gắn trên xe. Có anh mở nắp ca-pô mặt chau lại, đắn đo chuyện gì đó. Có chị đi một vòng quanh xe ngắm ngắm, nghía nghía rồi tranh thủ sửa lại tóc khi bóng mình in trên ô cửa.
Vừa từ thị trấn Mai Châu đi ra một đoạn, cả đoàn bỗng bị dồn lại. Tôi tò mò bước lên phía trên xem có chuyện gì. Nó như là phản xạ, cứ khi đoàn dừng lại là mấy người Việt trong đoàn như tôi lại xuống xe nắm tình hình. Vì dẫu các bạn đi chuyên nghiệp nhưng người bản xứ như tôi vẫn dễ giải quyết mọi vấn đề gặp phải hơn.
Hỏi ra mới biết, thì ra người dân địa phương đang cho nổ mìn để phá núi, sửa đường trên quốc lộ 6. Chúng tôi phải đợi 20 phút trước khi có thể tiếp tục khởi hành. Mọi thử ổn nếu như không có cảnh tài xế xe khách địa phương len lỏi để lên phía trước trong khi chúng tôi đang xếp thẳng hàng. Đây được xem là điều vô cùng lạ lùng với khách nước ngoài bởi họ luôn tuân thủ luật giao thông, luôn nhường nhịn để mọi thứ trôi chảy.
Mặc dù mất thời gian để chờ đợi, nhưng thành viên trong đoàn đều cảm thấy thoải mái bởi họ đã quá quen với những tình huống tương tự trong suốt hành trình từ Đức tới Việt Nam. Và họ cũng tranh thủ lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ này trên dải đất hình chữ S.
Sau khi thông đường, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến Mộc Châu, địa danh nổi tiếng với những đồi chè bạt ngàn được sắp đặt theo ý của con người. Một số thành viên trong đoàn có đôi chút không thoải mái bởi họ không được thông báo trước về lộ trình đến nơi đây. Nhưng khi đến với những đồi chè xanh bát ngát, mặt họ như giãn ra, cảm thấy hài lòng và tranh thủ chụp ảnh với “xế cưng”.
Trải nghiệm trên xe trưởng đoàn
Mất khoảng 1 giờ ở đồi chè, đoàn chúng tôi tiếp tục di chuyển đến thành phố Sơn La để dừng nghỉ và ăn trưa. Tuy nhiên, có những thành viên do quá “say” phong cảnh, con người Việt Nam nên họ bỏ qua bữa trưa, và thẳng tiến đến với Sapa. Họ dừng lại bất cứ nơi nào có phong cảnh đẹp và chụp hình lưu niệm.
Sau bữa trưa, tôi quyết định không ngồi chiếc G 300 CDI Professional của Mercedes-Benz Việt Nam mà chuyển sang đồng hành cùng Martin, người sáng lập hội Mercedes-Benz Offroad, nhà tổ chức cũng như trưởng đoàn hành trình từ Đức sang Việt Nam.
Có ngồi trên xe ông mới thấy, quyết định của tôi hoàn toàn chuẩn xác. Chỉ đơn giản bởi Martin hiểu từng “chân tơ kẽ tóc” của dòng G-Class cũng như có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các đoàn Caravan. Và có lẽ vì vậy mà phần lớn thành viên trong đoàn từ Đức tới Việt Nam đều đã đồng ý đi cùng ông trong phần còn lại của chuyến đi vòng quanh thế giới qua 5 châu lục.
Tôi sẽ kể chi tiết với các bạn về chặng đầu tiên của Martin cùng các thành viên trong đoàn sau, nhưng điều mà tôi có thể nhận thấy ngay lập tức là phong cách chuyên nghiệp của Martin. Ông có gần như mọi thứ trên chiếc G-Class đời 2004 của mình, từ nước uống cho đến đồ sửa chữa. Ông chia sẻ với tôi rằng, cả đoàn không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng trong suốt chuyến đi từ Đức tới Việt Nam.
Không gia nhập cùng đoàn từ đầu, nhưng nghe ông kể, tôi cũng cảm thấy yêu dòng G-Class hơn, hiểu rõ hơn về khẩu hiệu “Trends come and go, Legends come and stay, tạm dịch là trào lưu đến rồi đi, chỉ có huyền thoại là tồn tại mãi mãi”.
Vì là nhà tổ chức, nên trên xe của Martin gần như có đủ mọi phụ tùng. Ông có thể sửa mọi thứ về G-Class. Do đó, ông thường được Mercedes-Benz cử đi đào tạo khách hàng hay những người sử dụng G-Class ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trên xe của Martin, tôi còn đặc biệt ấn tượng với hệ thống liên lạc của ông gồm GPS, định vị vệ tinh… hay một số thiết bị gì đó trông rất hầm hố mà tôi không thể hiểu nó dùng để làm gì.
Ngồi trên xe, Martin không ngớt lời ca ngợi cảnh đẹp của Việt Nam cũng như sự thân thiện người dân. Bên cạnh vị Trưởng đoàn, Thilo Grossmann đến từ Mercedes-Benz Việt Nam cũng thực sự thích thú với cung đường ngày hôm nay. Thilo thích ngắm cảnh bởi anh ấy chưa từng nhìn thấy phong cảnh tương tự trong những hành trình khác.
Cũng giống như hành trình ngày hôm trước, mỗi nơi đi qua, tôi đều bắt gặp những ánh mắt tò mò của người dân bên đường về đoàn G-Class. Có người nói với tôi rằng, hình như xe của các anh là xe quân sự. Một suy nghĩ thoạt nhiên nghe rất buồn cười nhưng sau lại thấy rất đúng bởi quá nửa dòng G-Class được sử dụng cho mục đích quân sự tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đến thị trấn mờ sương
Mặc dù quãng đường ngày hôm nay (19/10) khá dài (570km), nhưng tôi luôn cảm thấy dễ chịu bởi tuyến đường chúng tôi đi qua khá vắng vẻ và không có nhiều xe tải.
Từ Mộc Châu, chúng tôi đi theo lộ trình Mường La, Quỳnh Nhai (Sơn La), sang Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), vượt Ô Quy Hồ trước khi đến với Sapa mộng mơ. Ngoài ấn tượng với sự hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, thành viên trong đoàn còn ấn tượng với thủy điện Bản Chát thuộc hai huyện Than Uyên, Tân Uyên.
Điều đáng tiếc là chúng tôi không được ngắm nhìn đèo Ô Quy Hồ, một trong tứ đại đỉnh đèo, bởi khi đến được nơi này thì trời đã tối.
Đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn hoặc đèo Mây nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D và giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam - gần 50km. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo từng mệnh danh là "vua đèo vùng Tây Bắc".
Sau 11 giờ di chuyển, chúng tôi đến Sapa trong làn sương tĩnh mịch. Thị trấn sương đón chúng tôi khi phố đã thưa người, những quán hàng, cửa hiệu đã cửa đóng, then cài. Việc hợp lý nhất bây giờ có lẽ chỉ là “đắm mình” trong giấc ngủ giữa cái thị trấn miền núi đầy yên bình này.
Ngày mai (20/10), chúng tôi sẽ dành trọn một ngày để trekking khám phá Sapa, tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lối sống của con người nơi đây cũng như cùng đại diện của Mercedes-Benz Việt Nam tặng những món quà thú vị đến từ cho trẻ em nơi vùng cao đây.
[*]Ngày 1 hành trình cùng các “bạn” Mercedes G-Class trên đất Việt
[/list]
[*]Vượt 18.000 km, 10 xe Mercedes-Benz G-Class đến Việt Nam
[/list]
Hoàng Tuấn (TTTĐ)