thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Sau đêm hạ trại, sống cuộc sống thiên nhiên ở ven rừng Pù Mát, ngày thứ 3 của hành trình mang tên “Bản lĩnh Hilux, khám phá Pù Mát”, chúng tôi đi đã có những thời khắc khó quên khi tìm hiểu văn hóa và cảnh sắc nơi đây.
Thăm thác Khe Kèm
Đến rừng Pù Mát, một địa điểm không thể bỏ qua là thác Khe Kèm. Nghệ An đang trong những ngày nắng nóng như đổ lửa, lại sẵn có những “người bạn Hilux” thế nên cả Đoàn chúng tôi quyết định “chạy” hơn 20 chục cây số từ điểm hạ trại vào thăm thác Khe Kèm.
Đường vào Khe Kèm chất lượng rất tốt, cảnh sắc 2 bên cũng đẹp miễn chê. Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp hình ảnh những đồi chè xanh mướt, được nghe tiếng nước chảy ở đập Phà Lài và ngắm nhìn màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng. Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lì như những chiếc giường đá làm chỗ nghỉ chân cho kẻ lữ hành.
Từ chân thác nhìn lên, có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim.
Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Được biết, mỗi mùa có một loài hoa nên tạo cho người đến đây có cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn.
Cũng tại chân thác, là những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Đúng lúc mùa hè nhưng nhiệt độ tại khu vực Thác là 20 độ C rất mát mẻ. Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, ai nấy trong đoàn đều như muốn hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung.
Gặp người Đan Lai “ngủ ngồi”
Để vào được "xứ sở" của người Đan Lai đang sinh sống giữa vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát thuộc xã Môn Sơn, chỉ có một con đường "độc đạo" là vượt sông Giăng. Từ chân đập Phà Lài, chúng tôi phải đi mất hàng giờ đồng hồ men theo những đoạn dốc đá, thác ghềnh hiểm trở mới có thể vào được trong bản Cò Phạt.
Từ xưa đến nay, người Đan Lai vẫn sống như một bộ lạc. Mọi sinh hoạt của người dân nơi đây vẫn đang tồn tại theo hình thức trao đổi hàng hóa, không giao tiếp với xã hội bên ngoài. Chính vì điều này nên cuộc sống của người dân Đan Lai quanh năm nghèo khó và thiếu thốn. Trẻ con trong bản lớn lên không được đến trường.
Được biết, hiện tộc Đan Lai có khoảng 3.000 người sống tập trung chủ yếu ở 3 bản: Cò Phạt, Khe Cồn và bản Búng thuộc của xã Môn Sơn huyện Con Cuông. Người Đan Lai từ lâu đã quen với việc ngủ ngồi. Sở dĩ như vậy là do từ xưa đến nay người Đan Lai sống độc lập, tách biệt với thế giới bên ngoài và việc phải phụ thuộc vào thiên nhiên để tồn tại. Người Đai Lai ngủ ngồi xuất phát từ việc trốn chạy của bạo chúa trước đây. Khi đó, tộc người Đan Lai vào trong rừng quốc gia trú ngụ, nơi đây toàn cọp beo, chỉ hở ra một chút là đã bị thú dữ tấn công. Để tồn tại được đến ngày hôm nay, người Đan Lai phải nhờ vào việc ngủ ngồi.
Từ khi mới vào rừng để ở, người Đan Lai không có nhà, họ chỉ lấy cành cây dựng lên thành cái lều. Mỗi buổi tối đi ngủ, họ chỉ dám ngồi quây quần bên đống lửa để canh chừng thú dữ tấn công. Thời gian lâu thành thói quen, ngồi cả đêm như vậy ai cũng mệt nhoài, chỉ dám tranh thủ chợp mắt trong tư thế ngồi chống tay vào cằm để khi có thú đến người dân còn có đà để chạy vào rừng sâu lẩn trốn.
Cho đến bây giờ, ngủ ngồi đã thành một thói quen của người Đan Lai. Trẻ con lớn lên chỉ cần biết ngồi vững là ngủ ngồi. Chính vì vậy nhà của người Đan Lai cũng rất đặc biệt so với nhà của người dân tộc khác. Nhà của người Đan Lai không phải cao to rộng rãi, mà nhà sàn lụp xụp như túp lều dựng tạm, xơ xác. Đặc điểm dựng nhà của tộc người Đan Lai phải nằm ở lưng chừng đồi, điều tối kỵ không được dựng nhà ở vùng thung lũng. Trong nhà không có giường chiếu, chăn màn. Khi nào ngủ là cả nhà lại quây quần ngủ ngồi bên đống lửa suốt đêm.
Ngủ ngồi cũng có nhiều kiểu, ngồi đưa hai tay nắm chặt đầu thanh củi tì vào trán; hoặc hai tay nắm lại, khuỷu tay tì xuống đùi đỡ lấy trán để ngủ; hoặc đẽo cây chàm kê vào dưới cổ để ngủ cho khỏi mỏi.... Thông thường, người Đan Lai vẫn chọn cách ngủ bằng việc dùng gậy đỡ dưới vùng cổ. Theo người dân ở đây, chỉ có cách ngủ này mới không làm cho người bị mỏi và mất cân bằng trong lúc ngủ. Trường hợp ngủ chợp mắt, thì không cần phải dùng gậy. Thay vào đó, chỉ cần hai tay nắm lại kê vào trán là ngủ ngon lành.
Một buổi sáng đáng nhớ với thác Khe Kèm, với tục ngủ ngồi của người Đan Lai đã níu giữ bước chân của chúng tôi như muốn ở lại nơi này dù lịch trình buổi trưa là phải lên xe trở về Hà Nội. Cảm ơn Toyota Việt Nam đã cho chúng tôi một chuyến đi thật ý nghĩa – đi để hiểu thêm bản lĩnh Hilux, hiểu thêm về cuộc sống con người, về thiên nhiên tuyệt sắc nơi miền Tây xứ Nghệ.
Thế Đạt (Trithucthoidai)
Thăm thác Khe Kèm
Đến rừng Pù Mát, một địa điểm không thể bỏ qua là thác Khe Kèm. Nghệ An đang trong những ngày nắng nóng như đổ lửa, lại sẵn có những “người bạn Hilux” thế nên cả Đoàn chúng tôi quyết định “chạy” hơn 20 chục cây số từ điểm hạ trại vào thăm thác Khe Kèm.
Đường vào Khe Kèm chất lượng rất tốt, cảnh sắc 2 bên cũng đẹp miễn chê. Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp hình ảnh những đồi chè xanh mướt, được nghe tiếng nước chảy ở đập Phà Lài và ngắm nhìn màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng. Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lì như những chiếc giường đá làm chỗ nghỉ chân cho kẻ lữ hành.
Từ chân thác nhìn lên, có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim.
Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Được biết, mỗi mùa có một loài hoa nên tạo cho người đến đây có cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn.
Cũng tại chân thác, là những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Đúng lúc mùa hè nhưng nhiệt độ tại khu vực Thác là 20 độ C rất mát mẻ. Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, ai nấy trong đoàn đều như muốn hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung.
Gặp người Đan Lai “ngủ ngồi”
Để vào được "xứ sở" của người Đan Lai đang sinh sống giữa vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát thuộc xã Môn Sơn, chỉ có một con đường "độc đạo" là vượt sông Giăng. Từ chân đập Phà Lài, chúng tôi phải đi mất hàng giờ đồng hồ men theo những đoạn dốc đá, thác ghềnh hiểm trở mới có thể vào được trong bản Cò Phạt.
Từ xưa đến nay, người Đan Lai vẫn sống như một bộ lạc. Mọi sinh hoạt của người dân nơi đây vẫn đang tồn tại theo hình thức trao đổi hàng hóa, không giao tiếp với xã hội bên ngoài. Chính vì điều này nên cuộc sống của người dân Đan Lai quanh năm nghèo khó và thiếu thốn. Trẻ con trong bản lớn lên không được đến trường.
Được biết, hiện tộc Đan Lai có khoảng 3.000 người sống tập trung chủ yếu ở 3 bản: Cò Phạt, Khe Cồn và bản Búng thuộc của xã Môn Sơn huyện Con Cuông. Người Đan Lai từ lâu đã quen với việc ngủ ngồi. Sở dĩ như vậy là do từ xưa đến nay người Đan Lai sống độc lập, tách biệt với thế giới bên ngoài và việc phải phụ thuộc vào thiên nhiên để tồn tại. Người Đai Lai ngủ ngồi xuất phát từ việc trốn chạy của bạo chúa trước đây. Khi đó, tộc người Đan Lai vào trong rừng quốc gia trú ngụ, nơi đây toàn cọp beo, chỉ hở ra một chút là đã bị thú dữ tấn công. Để tồn tại được đến ngày hôm nay, người Đan Lai phải nhờ vào việc ngủ ngồi.
Từ khi mới vào rừng để ở, người Đan Lai không có nhà, họ chỉ lấy cành cây dựng lên thành cái lều. Mỗi buổi tối đi ngủ, họ chỉ dám ngồi quây quần bên đống lửa để canh chừng thú dữ tấn công. Thời gian lâu thành thói quen, ngồi cả đêm như vậy ai cũng mệt nhoài, chỉ dám tranh thủ chợp mắt trong tư thế ngồi chống tay vào cằm để khi có thú đến người dân còn có đà để chạy vào rừng sâu lẩn trốn.
Cho đến bây giờ, ngủ ngồi đã thành một thói quen của người Đan Lai. Trẻ con lớn lên chỉ cần biết ngồi vững là ngủ ngồi. Chính vì vậy nhà của người Đan Lai cũng rất đặc biệt so với nhà của người dân tộc khác. Nhà của người Đan Lai không phải cao to rộng rãi, mà nhà sàn lụp xụp như túp lều dựng tạm, xơ xác. Đặc điểm dựng nhà của tộc người Đan Lai phải nằm ở lưng chừng đồi, điều tối kỵ không được dựng nhà ở vùng thung lũng. Trong nhà không có giường chiếu, chăn màn. Khi nào ngủ là cả nhà lại quây quần ngủ ngồi bên đống lửa suốt đêm.
Ngủ ngồi cũng có nhiều kiểu, ngồi đưa hai tay nắm chặt đầu thanh củi tì vào trán; hoặc hai tay nắm lại, khuỷu tay tì xuống đùi đỡ lấy trán để ngủ; hoặc đẽo cây chàm kê vào dưới cổ để ngủ cho khỏi mỏi.... Thông thường, người Đan Lai vẫn chọn cách ngủ bằng việc dùng gậy đỡ dưới vùng cổ. Theo người dân ở đây, chỉ có cách ngủ này mới không làm cho người bị mỏi và mất cân bằng trong lúc ngủ. Trường hợp ngủ chợp mắt, thì không cần phải dùng gậy. Thay vào đó, chỉ cần hai tay nắm lại kê vào trán là ngủ ngon lành.
Một buổi sáng đáng nhớ với thác Khe Kèm, với tục ngủ ngồi của người Đan Lai đã níu giữ bước chân của chúng tôi như muốn ở lại nơi này dù lịch trình buổi trưa là phải lên xe trở về Hà Nội. Cảm ơn Toyota Việt Nam đã cho chúng tôi một chuyến đi thật ý nghĩa – đi để hiểu thêm bản lĩnh Hilux, hiểu thêm về cuộc sống con người, về thiên nhiên tuyệt sắc nơi miền Tây xứ Nghệ.
Thế Đạt (Trithucthoidai)