Người Trung Quốc mua xe hơi như thế nào?

Thế Anh

Thành viên
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới. Mỗi năm, nơi đây có gần 25 triệu chiếc xe hơi bán ra, chiếm khoảng 1/4 toàn cầu. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn được biết đến là thiên đường của xe nhái và những chính sách bảo hộ nền công nghiệp xe hơi trong nước. Tuy nhiên, thị trường xe hơi nước này lại bị chi phối bởi các nhà sản xuất xe hơi quốc tế và đặc biệt yêu thích những phiên bản kéo dài.
Sính “ngoại”
Các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc đang phải chật vật cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi trên trường quốc tế. Nếu như cách đây 2 thập kỷ, việc sở hữu một chiếc xe hơi mang thương hiệu Xiali được coi là biểu hiện của sự giàu có và thành công, thì ngày nay hầu hết người Trung Quốc đều tìm được điều đó ở các thương hiệu “ngoại” như Volkswagen và Chevrolet.
china%20(1).jpg
Volkswagen là một trong những thương hiệu xe hơi bán rất chạy tại Trung Quốc.[/i]
Năm 2014, Tianjin FAW Xiali Automobile đã chịu thua lỗ 280 triệu USD. Kết thúc năm 2015, doanh số tiếp tục sụt giảm 10%, đánh dấu năm thứ ba tụt dốc.
Theo tờ Business Spectator, Xiali mất khách hàng do sự kém ổn định, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc đèn nội thất thường xuyên gặp trục trặc. Liu Jiaxiang, một kỹ sư 28 tuổi, người cuối cùng đã chọn Peugeot 508 vào năm ngoái, cho rằng, ông luôn cảm thấy run rẩy mỗi khi cầm lái một chiếc Xiali để vượt xe tải trên đường cao tốc.
Trên thực tế, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách về chất lượng và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của họ. Tuy nhiên, họ vẫn còn tụt hậu rất nhiều so với các thương hiệu nước ngoài. Một cuộc khảo sát của JD Power & Associates năm 2014 cho thấy, xe hơi Trung Quốc trung bình có 131 lỗi trên một 100 xe, trong khi các thương hiệu nước ngoài chỉ có 91 lỗi trên 100 xe.
Xiali chỉ là một ví dụ điển hình cho tình trạng khó khăn chung của các nhà sản xuất xe hơi trong nước. Great Wall Motor Company cũng suy giảm 2% lợi nhuận ròng lần đầu tiên trong hơn 6 năm. Một cái tên khác là Hangzhou-based Geely Automobile cũng cảnh báo về một tương lai không mấy tốt đẹp. Dù doanh số bán xe hơi tại Trung Quốc đang tăng trưởng đều 10% mỗi năm.
Chính phủ nơi đây đã nỗ lực hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước bằng việc yêu cầu các thương hiệu nước ngoài liên doanh dài hạn, nếu họ muốn sản xuất ngay tại ở Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái này cũng chỉ giúp được phần nào. Một thương hiệu nhỏ là Meiya đã ngừng sản xuất cách đây chưa lâu.
Lý do cho hiện trạng trên nằm ở giá bán của xe hơi nước ngoài đã dần hợp lý hơn. Hơn nữa, nhiều người giàu có Trung Quốc tin rằng việc lựa chọn các thương hiệu nước ngoài là an toàn và phong cách hơn.
china%20(5).jpg

Một yếu tố quan trọng khác là phí cấp biển số quá cao tại một số địa phương nhằm giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường. Điển hình như Thượng Hải. Tại đây, giá trung bình cho mỗi chiếc biển số xe lên đến 13.680 USD. Do đó, người Trung Quốc muốn mua 1 chiếc xe hơi đắt tiền để tương xứng với tấm biển số tốn kém như vậy. Ở Thượng Hải, cứ 10 xe thì có đến 9 xe hơi mang thương hiệu nước ngoài.
Ưa chuộng phiên bản kéo dài
Bất cứ quốc gia nào cũng đều có đặc thù riêng. Ở Trung Quốc, điều này được thể hiện rõ nét ở phân khúc sedan hạng sang. Giới nhà giàu nơi đây đặc biệt ưa chuộng phiên bản kéo dài, thể hiện qua chữ “L” gắn đằng sau tên dòng xe.
“Nếu một mẫu xe nào đó không được mở rộng để cung cấp đủ không gian cho người ngồi bên trong, thì mẫu xe đó gần như không có cơ hội cạnh tranh ở thị trường xe hơi cao cấp tại Trung Quốc” - Jia Xinguang, một nhà phân tích của Viện nghiên cứu công nghiệp ôtô Bắc Kinh.
Trong bộ ba xe sang nước Đức thì thương hiệu Audi là người chiến thắng trong cuộc chiến cung cấp phiên bản kéo dài tại thị trường Trung Quốc.
china%20(3).jpg
Audi A6L là mẫu xe sang đầu tiên thiết kế riêng cho thị trường Trung Quốc.[/i]
Audi A6L, mẫu xe sang đầu tiên thiết kế riêng cho thị trường Trung Quốc từ năm 2005, đã giúp Audi duy trì vị trí dẫn đầu trong phân khúc với 40% thị phần. Hai đối thủ chính là Mercedes-Benz và BMW chỉ chiếm không quá 25%.
So với phiên bản tiêu chuẩn, Audi A6L chỉ kéo dài thêm 10cm. Nhưng đã khiến doanh số đạt con số 25.368 chiếc trong năm 2005. Trong năm 2006, doanh số tăng gấp đôi lên 57.350 chiếc. Trong năm 2007, đã có 100.000 chiếc Audi A6L lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất. Năm 2008, Audi A6L trở thành chiếc xe sang đầu tiên phá vỡ kỷ lục doanh số 200.000 chiếc. Sự thành công của A6L là ví dụ điển hình cho việc các thương hiệu phải nghiên cứu nhu cầu người dùng tại mỗi quốc gia.
Các thương hiệu hạng sang khác cũng không hề bỏ thị trường Trung Quốc. BMW tung ra 5 Series phiên bản kéo dài từ năm 2006. Volvo ra mắt S80L. Ngay cả một thương hiệu thận trọng như Mercedes-Benz cũng góp mặt với E-Class phiên bản kéo dài và gần đây là C200L 4Matic Sport. Jaguar cũng sẽ giới thiệu XF L vào cuối tháng này.
china%20(4).jpg
Đối với người Trung Quốc, một chiếc xe lớn thể hiện được địa vị và sự giàu có của chủ nhân.[/i]
Ở Trung Quốc, lớn hơn là tốt hơn. Nó phản ánh uy tín của chủ nhân. Vì thế, khi mua một chiếc xe hạng sang, giới nhà giàu Trung Quốc luôn muốn thể hiện địa vị và sự giàu có bằng việc chọn phiên bản lớn hơn. Đối với họ, một chiếc xe lớn vừa thể hiện được sự sang trọng, vừa khác biệt so với những người bình thường trên đường phố. Những chiếc xe như vậy mang lại cho họ sự thoả mãn về tâm lý hơn bất cứ yêu cầu nào khác.
Hầu hết người sở hữu xe tại Trung Quốc là giới trung và thượng lưu. Họ thường có tài xế riêng nên yếu tố không gian và sự thoải mái cho hàng ghế phía sau là ưu tiên hàng đầu khi mua dòng sedan hạng sang. Hơn nữa, phần lớn người mua xe lần đầu đều phục vụ cho cả gia đình. Sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình còn quan trọng hơn cả niềm vui lái xe, thứ mà người phương Tây luôn chú trọng.
china%20(2).jpg
Nhiều người Trung Quốc thà đi taxi còn hơn phải lái những chiếc xe nhỏ.[/i]
Tại các thành phố lớn còn tồn tại một trái ngược. Khi đi một chiếc xe nhỏ, ví dụ như Cherry QQ, sẽ khiến chủ nhân của nó không mấy thoải mái. Nhiều người thà đi taxi còn hơn phải lái những chiếc xe như vậy. Và cố tiết kiệm để mua một chiếc xe tốt hơn. Song, xe nhỏ lại rất được ưa chuộng tại vùng nông thôn, nơi có những con đường làng hẹp.
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường quan trọng nhất đối với phân khúc sedan hạng sang. Các nhà phân tích tin rằng sự tăng trưởng tại nơi đây sẽ kéo dài trong nhiều năm tới.
Thế Anh (trithucthoidai)
 
Back
Top