Wouda, nhà thiết kế ngoại thất chia sẻ, đội ngũ thiết kế đã tiến hành làm việc trên một vài phiên bản concept VW tập trung vào tiêu chí sinh thái, bắt đầu từ chiếc 4 chỗ Up Lite 2l ra mắt tại triển lãm LA năm 2009 đến chiếc EV nhỏ Nils xuất hiện tại Frankfurt năm 2011. Ghế ngồi XL1 nằm ở giữa hai thiết kế này với hình dạng tương tự như chiếc Polo hiện tại. Chiếc XL1 hiện nay ngắn hơn 82mm, hẹp hơn 17mm và thấp hơn đến 306mm. Khoảng cách cầu xe cũng ngắn hơn 246mm và phía trước rộng hơn hẳn phía sau.
Tất cả những thay đổi đó đã khiến cho công việc thiết kế ngoại thất gặp nhiều thử thách. Tỉ lệ chiếc xe cũng hoàn toàn khác biệt so với tất cả những gì mà nhà thiết kế có thể áp dụng quy chuẩn thiết kế. Họ không thể làm việc theo cách thông thường với tấm lưới tản nhiệt và đèn pha để tạo mặt xe mà phải đưa ra các đặc điểm và hướng xử lý mới sao cho không làm mất đi đặc tính thương hiệu của VW.
Mỗi khía cạnh của XL1 đều được tối ưu hóa để đạt hiệu quả[/i]
Ông cũng cho hay, mặc dù đặc điểm đồ họa thiết kế sắc nét làm nên vẻ ngoài của xe nhưng tất cả đều được điều chỉnh từ quan điểm kỹ thuật. Chẳng hạn với hông xe, đường kẻ từ cản trước đến bánh sau và đuôi xe phong cách Kamm đều là yếu tố động học hữu hiệu hỗ trợ cắt giảm hệ số động học xuống còn 0.189 (so với chiếc Mercedes CLA hàng đầu có hệ số cản 0.23). Thiết kế chức năng tương tự là thiết kế hình dạng phía sau dưới khay khuếch tán nhằm hút khí trở lại khoang động cơ phía sau (không có lỗ thông hơi ở hai bên thân xe).
Kính chiếu hậu được thay thế bằng camera tích hợp trên cửa[/i]
Tuy nhiên, người ta có thể đánh giá chi tiết thiết kế khí động học xuất sắc trên chiếc XL1 nằm ở việc thay thế kính chiếu hậu bằng camera sau tích hợp trên cửa. Trên chiếc xe khái niệm, camera chuyển tín hiệu hình ảnh tới màn hình cửa trong cho phép người lái kiểm tra tầm nhìn phía sau. Các kỹ sư đã minh chứng điều đó với các nhà chức trách và thuyết phục họ rằng dù trời mưa hay tối, những chiếc camera đều đưa ra hình ảnh chân thực như guơng chiếu hậu và trong những điều kiện cụ thể, chúng thậm chí còn tốt hơn vì góc nhìn rộng hơn và không có điểm mù. Tuy nhiên, quan trọng là những chiếc camera này đã được thông qua sản xuất ở Đức và Úc và các nước khác cùng thực hiện theo nhằm hỗ trợ tiền lệ pháp lý cho xe ít gương được hợp lý hóa toàn cầu trong tương lai.Điều này cũng sẽ giúp giảm đi lượng tiêu thụ và phát thải vì hai gương chiếu hậu thông thường làm tốn thêm một phần tư lít nhiên liệu cho 100km do yếu tố kéo cản của gương.
Khi quen với màn hình hiện thị hình ảnh chiếu hậu sẽ thấy thực chất nó làm việc rất tốt. Khi lái qua một con hẻm tối với ánh sáng đèn mờ mịt, chỉ cần một vài điều chỉnh cần thiết, là có thể thấy hình ảnh hiện thị rõ ràng. Theo như Wouda, một vài nhà kiểm tra xe đã gợi ý có thêm màn hình phụ cho vị trí gương chiếu hậu trung tâm và đó có thể là một bổ sung tốt trong tương lai.
Xét về vật liệu trọng lượng nhẹ, vô-lăng magie, thân xe, ghế cố định đều được làm từ sợi các bon gia cố nhựa với kết cấu nhôm trước và sau. Trọng lượng cuối cùng của XL1 là 795kg, nhiều hơn 505 kg so với phiên bản 1l 2002 nguyên gốc nhưng nội thất và động cơ cũng được cải tiến mạnh mẽ hơn với mức tiêu thụ 0.75l/100km.
Kiểu cửa cắt kéo tuyệt vời dù đắt đỏ nhưng cũng được điều chỉnh áp dụng. Vì theo Wouda, kiểu mở cửa thông thường để ra vào xe rất chậm và đầu sẽ phải cúi sâu xuống. Với kiểu cửa hảo hạng này, việc ra vào xe trở nên dễ dàng một cách ngạc nhiên và tốn ít công vặn vẹo hơn hẳn chiếc Lotus Elise.
Kể cả mở dưới thì phong cách cửa sổ Giugiaro vẫn được Wouda đánh giá đảm bảo trước hết về mặt chức năng. Chúng thực sự có ý nghĩa khi chúng mỏng, nhẹ và phủ polycacbonat để được tạo hình theo hướng khí động học lý tưởng. Dùng cửa kính sẽ bị giới hạn nhiều hơn. Trong trường hợp va chạm, loại vật liệu mềm hơn thủy tinh này sẽ không làm tổn thương quá nặng vùng đầu, đồng thời nhờ đó không cần phải dùng đến túi khí. Ghế hành khách cũng không cần phải đặt so le với ghế lại vì khoảng cách giữa khu lái và hành khách là rất rộng. Cũng chỉ có duy nhất một túi khí cho lái xe ở trục vô-lăng, cửa sổ điều khiển bằng tay và không có động cơ điện hay dây cáp… tất cả đều nhằm mục tiêu giảm trọng lượng.
Bên trong chiếc XL1 ít kịch tính hơn hẳn với vẻ ngoài và khá giống với chiếc VW Polo mà theo Wouda lý giải là ngoại thất đã cực kỳ khác thường nên nội thất cần phải tạo cảm giác giống như một “tổ ấm”. Thiết kế tinh giản, sạch sẽ, hiện đại và không có những chi tiết lạ mắt để có thể tập trung hoàn toàn vào việc lái xe.
Khu vực lớn phía sau bệ lái thường để đặt điều hòa không khí nay không còn chức năng đó. Thay vào đó, điều hòa được đặt ở phía trước do trong xe giờ có nhiều khoảng không hơn. Bạn có thể sử dụng được điều hòa không khí trong XL1 nhưng không có tấm chắn nắng do trần xe đã rất thấp nên thực sự không cần tới nữa, và hơn thế, cũng giúp giảm trọng lượng của xe. Kính chắn gió có khẩu độ mỏng nhưng khi lái dần sẽ thấy quen. Vô-lăng không được hỗ trợ điện nhưng bánh lái nhẹ nhàng và kích cỡ tổng thể nhỏ nên việc điều khiển không hề khó khăn. Ghế cố định chắc chắn và thoải mái bất ngờ. Khoang sau xe thể tích 120 L có thể để được một vài túi hành lý. Ngay cả những tấm cacbon gia cố nhựa cũng gây ấn tượng sâu sắc với chức năng chống rung và xóc.
Điều chói tai duy nhất đối với không gian thu nhỏ và hiện đại là âm thanh của động cơ diesel 2 xi lanh 800cc đập vào nhau khi xe hết điện hoặc khi xe tăng tốc ở khoảng 40km/h hoặc hơn. VW cho hay chiếc xe sẽ chạy ở khoảng 160km/h nhưng tôi không muốn ở trong xe khi nó chạy với vận tốc đó. Vì lý do tiết kiệm trọng lượng mà tấm cách âm của cabin cũng bị bỏ đi. Wouda không sai khi thừa nhận âm thanh động cơ nghe như tiếng rít của “một con chó nổi cơn giận dữ” vậy.
Tuy nhiên, với hệ truyền động sinh thái và ngoại thất hàng không, chiếc xe vẫn là một bước tiến ngoạn mục. Và quan trọng là khi được bán vào cuối năm 2013, nó là kết tinh của công nghệ và bí kíp thiết kế đáng tiền với mức giá dự kiến khoảng 82,000 đô la Mỹ và có thể tăng thêm khoảng 400 đô la do phí sản xuất ban đầu (mặc dù VW cho hay con số có thể tăng lên khoảng 8,000 đô).
Tất nhiên, với chỉ một vài chiếc xe có phát thải thấp không thể thay đổi cả thế giới và giá bán không phản ánh giá trị thật của chiếc xe. Tuy nhiên công nghệ sàng lọc cẩn thận từ kỹ thuật thiết kế đến các bài học sản xuất trong công ty đa dạng về mặt thương hiệu như tập đoàn VW với mức sản xuất 8 triệu chiếc một năm, có thể sẽ là những tín hiệu khởi đầu lặng lẽ cho những điều kỳ diệu.
Các mốc thời gian của VW XL1:
2002: L1 Concept – Họp mặt thường niên VW, Đức 2009: L1 Concept – triển lãm ôtô Frankfurt 2011: XL1 nguyên bản – Triển lãm ôtô Qatar 2013: XL1 bản sản xuất – Triển lãm ôtô Geneva
Hồng Hà (TTTĐ)
Tất cả những thay đổi đó đã khiến cho công việc thiết kế ngoại thất gặp nhiều thử thách. Tỉ lệ chiếc xe cũng hoàn toàn khác biệt so với tất cả những gì mà nhà thiết kế có thể áp dụng quy chuẩn thiết kế. Họ không thể làm việc theo cách thông thường với tấm lưới tản nhiệt và đèn pha để tạo mặt xe mà phải đưa ra các đặc điểm và hướng xử lý mới sao cho không làm mất đi đặc tính thương hiệu của VW.
Ông cũng cho hay, mặc dù đặc điểm đồ họa thiết kế sắc nét làm nên vẻ ngoài của xe nhưng tất cả đều được điều chỉnh từ quan điểm kỹ thuật. Chẳng hạn với hông xe, đường kẻ từ cản trước đến bánh sau và đuôi xe phong cách Kamm đều là yếu tố động học hữu hiệu hỗ trợ cắt giảm hệ số động học xuống còn 0.189 (so với chiếc Mercedes CLA hàng đầu có hệ số cản 0.23). Thiết kế chức năng tương tự là thiết kế hình dạng phía sau dưới khay khuếch tán nhằm hút khí trở lại khoang động cơ phía sau (không có lỗ thông hơi ở hai bên thân xe).
Tuy nhiên, người ta có thể đánh giá chi tiết thiết kế khí động học xuất sắc trên chiếc XL1 nằm ở việc thay thế kính chiếu hậu bằng camera sau tích hợp trên cửa. Trên chiếc xe khái niệm, camera chuyển tín hiệu hình ảnh tới màn hình cửa trong cho phép người lái kiểm tra tầm nhìn phía sau. Các kỹ sư đã minh chứng điều đó với các nhà chức trách và thuyết phục họ rằng dù trời mưa hay tối, những chiếc camera đều đưa ra hình ảnh chân thực như guơng chiếu hậu và trong những điều kiện cụ thể, chúng thậm chí còn tốt hơn vì góc nhìn rộng hơn và không có điểm mù. Tuy nhiên, quan trọng là những chiếc camera này đã được thông qua sản xuất ở Đức và Úc và các nước khác cùng thực hiện theo nhằm hỗ trợ tiền lệ pháp lý cho xe ít gương được hợp lý hóa toàn cầu trong tương lai.Điều này cũng sẽ giúp giảm đi lượng tiêu thụ và phát thải vì hai gương chiếu hậu thông thường làm tốn thêm một phần tư lít nhiên liệu cho 100km do yếu tố kéo cản của gương.
Khi quen với màn hình hiện thị hình ảnh chiếu hậu sẽ thấy thực chất nó làm việc rất tốt. Khi lái qua một con hẻm tối với ánh sáng đèn mờ mịt, chỉ cần một vài điều chỉnh cần thiết, là có thể thấy hình ảnh hiện thị rõ ràng. Theo như Wouda, một vài nhà kiểm tra xe đã gợi ý có thêm màn hình phụ cho vị trí gương chiếu hậu trung tâm và đó có thể là một bổ sung tốt trong tương lai.
Xét về vật liệu trọng lượng nhẹ, vô-lăng magie, thân xe, ghế cố định đều được làm từ sợi các bon gia cố nhựa với kết cấu nhôm trước và sau. Trọng lượng cuối cùng của XL1 là 795kg, nhiều hơn 505 kg so với phiên bản 1l 2002 nguyên gốc nhưng nội thất và động cơ cũng được cải tiến mạnh mẽ hơn với mức tiêu thụ 0.75l/100km.
Kiểu cửa cắt kéo tuyệt vời dù đắt đỏ nhưng cũng được điều chỉnh áp dụng. Vì theo Wouda, kiểu mở cửa thông thường để ra vào xe rất chậm và đầu sẽ phải cúi sâu xuống. Với kiểu cửa hảo hạng này, việc ra vào xe trở nên dễ dàng một cách ngạc nhiên và tốn ít công vặn vẹo hơn hẳn chiếc Lotus Elise.
Kể cả mở dưới thì phong cách cửa sổ Giugiaro vẫn được Wouda đánh giá đảm bảo trước hết về mặt chức năng. Chúng thực sự có ý nghĩa khi chúng mỏng, nhẹ và phủ polycacbonat để được tạo hình theo hướng khí động học lý tưởng. Dùng cửa kính sẽ bị giới hạn nhiều hơn. Trong trường hợp va chạm, loại vật liệu mềm hơn thủy tinh này sẽ không làm tổn thương quá nặng vùng đầu, đồng thời nhờ đó không cần phải dùng đến túi khí. Ghế hành khách cũng không cần phải đặt so le với ghế lại vì khoảng cách giữa khu lái và hành khách là rất rộng. Cũng chỉ có duy nhất một túi khí cho lái xe ở trục vô-lăng, cửa sổ điều khiển bằng tay và không có động cơ điện hay dây cáp… tất cả đều nhằm mục tiêu giảm trọng lượng.
Bên trong chiếc XL1 ít kịch tính hơn hẳn với vẻ ngoài và khá giống với chiếc VW Polo mà theo Wouda lý giải là ngoại thất đã cực kỳ khác thường nên nội thất cần phải tạo cảm giác giống như một “tổ ấm”. Thiết kế tinh giản, sạch sẽ, hiện đại và không có những chi tiết lạ mắt để có thể tập trung hoàn toàn vào việc lái xe.
Khu vực lớn phía sau bệ lái thường để đặt điều hòa không khí nay không còn chức năng đó. Thay vào đó, điều hòa được đặt ở phía trước do trong xe giờ có nhiều khoảng không hơn. Bạn có thể sử dụng được điều hòa không khí trong XL1 nhưng không có tấm chắn nắng do trần xe đã rất thấp nên thực sự không cần tới nữa, và hơn thế, cũng giúp giảm trọng lượng của xe. Kính chắn gió có khẩu độ mỏng nhưng khi lái dần sẽ thấy quen. Vô-lăng không được hỗ trợ điện nhưng bánh lái nhẹ nhàng và kích cỡ tổng thể nhỏ nên việc điều khiển không hề khó khăn. Ghế cố định chắc chắn và thoải mái bất ngờ. Khoang sau xe thể tích 120 L có thể để được một vài túi hành lý. Ngay cả những tấm cacbon gia cố nhựa cũng gây ấn tượng sâu sắc với chức năng chống rung và xóc.
Điều chói tai duy nhất đối với không gian thu nhỏ và hiện đại là âm thanh của động cơ diesel 2 xi lanh 800cc đập vào nhau khi xe hết điện hoặc khi xe tăng tốc ở khoảng 40km/h hoặc hơn. VW cho hay chiếc xe sẽ chạy ở khoảng 160km/h nhưng tôi không muốn ở trong xe khi nó chạy với vận tốc đó. Vì lý do tiết kiệm trọng lượng mà tấm cách âm của cabin cũng bị bỏ đi. Wouda không sai khi thừa nhận âm thanh động cơ nghe như tiếng rít của “một con chó nổi cơn giận dữ” vậy.
Tuy nhiên, với hệ truyền động sinh thái và ngoại thất hàng không, chiếc xe vẫn là một bước tiến ngoạn mục. Và quan trọng là khi được bán vào cuối năm 2013, nó là kết tinh của công nghệ và bí kíp thiết kế đáng tiền với mức giá dự kiến khoảng 82,000 đô la Mỹ và có thể tăng thêm khoảng 400 đô la do phí sản xuất ban đầu (mặc dù VW cho hay con số có thể tăng lên khoảng 8,000 đô).
Tất nhiên, với chỉ một vài chiếc xe có phát thải thấp không thể thay đổi cả thế giới và giá bán không phản ánh giá trị thật của chiếc xe. Tuy nhiên công nghệ sàng lọc cẩn thận từ kỹ thuật thiết kế đến các bài học sản xuất trong công ty đa dạng về mặt thương hiệu như tập đoàn VW với mức sản xuất 8 triệu chiếc một năm, có thể sẽ là những tín hiệu khởi đầu lặng lẽ cho những điều kỳ diệu.
Các mốc thời gian của VW XL1:
2002: L1 Concept – Họp mặt thường niên VW, Đức 2009: L1 Concept – triển lãm ôtô Frankfurt 2011: XL1 nguyên bản – Triển lãm ôtô Qatar 2013: XL1 bản sản xuất – Triển lãm ôtô Geneva
Hồng Hà (TTTĐ)