thanhhang-autodaily
Chuyên gia
Đầu thế kỷ 19, khi ý tưởng về những chiếc xe hơi mới chỉ nhen nhóm trong đầu những nhà phát minh, chỉ có một phương tiện cơ khí di chuyển được có khả năng chỉnh hướng là thuyền. Tàu hỏa thì không thể chỉnh hướng được, chỉ có thể đi theo tuyến cố định. Khi đó, điều hướng một chiếc xe ngựa chỉ là kéo dây cương sang trái hoặc phải theo ý muốn, chẳng cần đến một công cụ cơ khí nào cả.
Nguồn cảm hứng cho các nhà phát minh xe hơi về vấn đề điều hướng là những chiếc thuyền với cần lái dạng thanh[/i]
Chính vì thế, chỉ có một nguồn cảm hứng cho các nhà phát minh xe hơi về vấn đề điều hướng là những chiếc thuyền. Tàu thuyền chuyển hướng nhờ các bánh lái, được con người điều khiển thông qua cần lái thuyền dạng thanh.
Cho đến năm 1894, việc ứng dụng cần lái thuyền để điều khiển xe hơi ngày càng trở nên không hiệu quả. Lấy cảm hứng từ ngành hàng hải, các nhà chế tạo xe hơi bắt đầu thay thế các cần lái bằng các tay lái có dạng hình tròn như tay lái thuyền nhưng nhỏ hơn. Và vôlăng xe hơi ra đời.
Được thiết kế nhỏ và đơn giản hơn nguyên mẫu trên tàu thuyền, vôlăng xe hơi đặt dấu ấn trong cuộc đua Paris – Rouen khi tay đua Alfred Vacheron điều khiển mẫu xe Panhard sử dụng vôlăng về đích đầu tiên.
Sự dễ dàng và thuận tiện trong hoạt động của vô-lăng được chứng tỏ rõ ràng trong cuộc đua này đã mang tới những bước tiến trong ứng dụng vôlăng. Năm 1898, dòng xe Panhard et Levassor ra đời với vôlăng là một trong các trang thiết bị tiêu chuẩn.
Năm 1898, dòng xe Panhard et Levassor ra đời với vôlăng là một trong các trang thiết bị tiêu chuẩn[/i]
Nguyên lý hoạt động của hệ thống vô-lăng nhanh chóng được các nhà chế tạo xe hơi khắp thế giới học hỏi và ứng dụng. Tại Anh, Charles Stewart Rolls mua một chiếc Panhard từ Pháp và đưa vôlăng vào các thiết kế xe hơi của ông.
Cho tới năm 1899, “cơn sốt” vôlăng đã tràn khắp nước Mỹ. Packard giới thiệu hệ thống vôlăng trên một những mẫu xe của hãng này. Cho tới khi chiếc Ford Model T nổi tiếng ra đời, chiếc vôlăng đã trở thành một trong những thành phần thiết yếu của xe hơi.
Từ đó tới nay, chiếc vôlăng vẫn giữ hình dạng phổ biến nhất là hình tròn trong suốt hơn một thế kỷ. Sự thay đổi chỉ ở những tính năng. Những chiếc vôlăng của thế kỷ 21 trở thành trung tâm điều khiển của chiếc xe.
Sau khi vôlăng ra đời, các nhà phát minh nỗ lực tìm cách sáng chế ra hệ thống trợ lực lái nhằm cải thiện việc điều khiển vôlăng. Giống như mọi lĩnh vực khác, hệ thống trợ lái được thúc đẩy phát triển để phục vụ cho chiến tranh. Vào cuối chiến tranh Thế giới thứ hai, trên mặt trận có hơn 10.000 chiếc xe trang bị hệ thống trợ lái.
Từ khi ra đời đến nay, bộ vôlăng gắn liền với xe hơi và có hình dạng vòng tròn không đổi trong hơn một thế kỉ[/i]
Vào năm 1956, cứ 4 chiếc xe thì có 1 chiếc có hệ thống trợ lái. Cuối thập niên sau, có 3,5 triệu hệ thống trợ lái được bán ra. Trong nhiều thập niên, ngoài chức năng điều khiển hướng lái thì bộ vôlăng chỉ có thêm một chức năng là nơi đặt nút bấm còi.
Đến năm 1960, các hãng xe bắt đầu gắn thêm bộ điều khiển lái tự động lên vôlăng. Vào đầu thập niên 90, phụ tùng cho vôlăng mới thật sự phát triển tinh vi.
Từ khi ra đời đến nay, bộ vôlăng gắn liền với xe hơi và có hình dạng vòng tròn không đổi trong hơn một thế kỉ. Tuy nhiên, đến thế kỉ 21 này, bộ vôlăng không chỉ có mỗi chức năng điều khiển hướng lái mà còn trở thành một trung tâm điều khiển của toàn bộ chiếc xe.
Anh Đức (Trithucthoidai)
Chính vì thế, chỉ có một nguồn cảm hứng cho các nhà phát minh xe hơi về vấn đề điều hướng là những chiếc thuyền. Tàu thuyền chuyển hướng nhờ các bánh lái, được con người điều khiển thông qua cần lái thuyền dạng thanh.
Cho đến năm 1894, việc ứng dụng cần lái thuyền để điều khiển xe hơi ngày càng trở nên không hiệu quả. Lấy cảm hứng từ ngành hàng hải, các nhà chế tạo xe hơi bắt đầu thay thế các cần lái bằng các tay lái có dạng hình tròn như tay lái thuyền nhưng nhỏ hơn. Và vôlăng xe hơi ra đời.
Được thiết kế nhỏ và đơn giản hơn nguyên mẫu trên tàu thuyền, vôlăng xe hơi đặt dấu ấn trong cuộc đua Paris – Rouen khi tay đua Alfred Vacheron điều khiển mẫu xe Panhard sử dụng vôlăng về đích đầu tiên.
Sự dễ dàng và thuận tiện trong hoạt động của vô-lăng được chứng tỏ rõ ràng trong cuộc đua này đã mang tới những bước tiến trong ứng dụng vôlăng. Năm 1898, dòng xe Panhard et Levassor ra đời với vôlăng là một trong các trang thiết bị tiêu chuẩn.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống vô-lăng nhanh chóng được các nhà chế tạo xe hơi khắp thế giới học hỏi và ứng dụng. Tại Anh, Charles Stewart Rolls mua một chiếc Panhard từ Pháp và đưa vôlăng vào các thiết kế xe hơi của ông.
Cho tới năm 1899, “cơn sốt” vôlăng đã tràn khắp nước Mỹ. Packard giới thiệu hệ thống vôlăng trên một những mẫu xe của hãng này. Cho tới khi chiếc Ford Model T nổi tiếng ra đời, chiếc vôlăng đã trở thành một trong những thành phần thiết yếu của xe hơi.
Từ đó tới nay, chiếc vôlăng vẫn giữ hình dạng phổ biến nhất là hình tròn trong suốt hơn một thế kỷ. Sự thay đổi chỉ ở những tính năng. Những chiếc vôlăng của thế kỷ 21 trở thành trung tâm điều khiển của chiếc xe.
Sau khi vôlăng ra đời, các nhà phát minh nỗ lực tìm cách sáng chế ra hệ thống trợ lực lái nhằm cải thiện việc điều khiển vôlăng. Giống như mọi lĩnh vực khác, hệ thống trợ lái được thúc đẩy phát triển để phục vụ cho chiến tranh. Vào cuối chiến tranh Thế giới thứ hai, trên mặt trận có hơn 10.000 chiếc xe trang bị hệ thống trợ lái.
Vào năm 1956, cứ 4 chiếc xe thì có 1 chiếc có hệ thống trợ lái. Cuối thập niên sau, có 3,5 triệu hệ thống trợ lái được bán ra. Trong nhiều thập niên, ngoài chức năng điều khiển hướng lái thì bộ vôlăng chỉ có thêm một chức năng là nơi đặt nút bấm còi.
Đến năm 1960, các hãng xe bắt đầu gắn thêm bộ điều khiển lái tự động lên vôlăng. Vào đầu thập niên 90, phụ tùng cho vôlăng mới thật sự phát triển tinh vi.
Từ khi ra đời đến nay, bộ vôlăng gắn liền với xe hơi và có hình dạng vòng tròn không đổi trong hơn một thế kỉ. Tuy nhiên, đến thế kỉ 21 này, bộ vôlăng không chỉ có mỗi chức năng điều khiển hướng lái mà còn trở thành một trung tâm điều khiển của toàn bộ chiếc xe.
Anh Đức (Trithucthoidai)